TASTING THE JOY OF MIDDLE WAY – HƯỞNG NIỀM VUI DO THỰC HÀNH TRUNG ĐẠO
The Middle Way Within
Trung đạo bên trong
“…The Buddha laid down Morality, Concentration and Wisdom as the Path to peace, the way to enlightenment. But in truth these things are not the essence of Buddhism. They are merely the Path… The essence of Buddhism is peace, and that peace arises from truly knowing the nature of all things….”
“… Đức Phật ban truyền ba pháp tu học: Giới, Định và Tuệ. Đó là Con Đường dẫn đến thanh bình an lạc, đường đến giác ngộ. Nhưng trong thực tế, ba pháp ấy không phải là tinh hoa của Phật Giáo. Đó chỉ là Con Đường … Tinh hoa của Phật Giáo là an lạc, và trạng thái an lạc nầy phát sanh từ sự thấu triệt thực tướng của vạn pháp …”
The teaching of Buddhism is about giving up evil and practicing good. Then, when evil is given up and goodness is established, we must let go of both good and evil. We have already heard enough about wholesome and unwholesome conditions to understand something about them, so I would like to talk about the Middle Way, that is, the path to escape from both of those things.
Phật Giáo dạy ta không làm điều ác và làm những việc thiện. Như vậy, khi điều ác đã được lánh xa và điều thiện đã vững chắc ổn định, ta phải buông bỏ cả hai, thiện và ác. Chúng ta đã có nghe và đã có một kiến thức đầy đủ về những nghiệp thiện và nghiệp bất thiện. Giờ đây Sư muốn đề cập đến Trung Đạo, tức con đường lẫn thoát ra cả hai, thiện và bất thiện nghiệp.
All the Dhamma talks and teachings of the Buddha have one aim — to show the way out of suffering to those who have not yet escaped. The teachings are for the purpose of giving us the right understanding. If we don’t understand rightly, then we can’t arrive at peace.
Tất cả những bài giảng về Giáo Pháp và những lời dạy của Đức Phật chỉ nhằm một mục tiêu là vạch tỏ và rọi sáng con đường dẫn ra khỏi mọi đau khổ, cho những ai còn chưa lẫn thoát. Những lời dạy nầy nhằm cho ta một sự hiểu biết chân chánh, chánh kiến. Nếu không hiểu biết chân chánh ắt ta không thể đạt đến an lạc.
When the various Buddhas became enlightened and gave their first teachings, they all declared these two extremes — indulgence in pleasure and indulgence in pain. (7. See introduction) These two ways are the ways of infatuation, they are the ways between which those who indulge in sense pleasures must fluctuate, never arriving at peace. They are the paths which spin around in samsàra.
Khi những vị Phật khác nhau chứng ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác và ban truyền những lời dạy đầu tiên thì tất cả các Ngài đều vạch rõ hai cực đoan — Lợi Dưỡng Trong Dục Lạc và Lợi Dưỡng Trong Đau Khổ. Đó là hai con đường mê hoặc, là hai lối sống cực đoan làm cho những ai say mê trong đó phải luôn luôn vọng động, không bao giờ được thanh bình an lạc. Đó là hai con đường dẫn dắt và cột chặt chúng sanh trong vòng luân hồi, sanh tử triền miên.
The Enlightened One observed that all beings are stuck in these two extremes, never seeing the Middle Way of Dhamma, so he pointed them out in order to show the penalty involved in both. Because we are still stuck, because we are still wanting, we live repeatedly under their way. The Buddha declared that these two ways are the ways of intoxication, they are not the way of a meditator, nor the ways to peace. These ways are indulgence in pleasure and indulgence in pain, or, to put it simply, the way of slackness and the way of tension. If you investigate within, moment by moment, you will see that the tense way is anger, the way of sorrow. Going this way there is only difficulty and distress. Indulgence in Pleasure — if you’ve escaped from this, it means you’ve escaped from happiness. These ways, both happiness and unhappiness, are not peaceful states. The Buddha taught to let go of both of them. This is right practice. This is the Middle Way.
Đấng Toàn Giác nhận thức rằng tất cả chúng sanh đều bị dính kẹt trong hai cực đoan ấy, không bao giờ thấy được Trung Đạo của Giáo Pháp. Do đó Ngài giáo truyền lối sống ở khoảng giữa, nhằm vạch rõ tầm mức nguy hại của cả hai cực đoan. Vì chúng ta còn dính kẹt, còn ham muốn, nên chúng ta vẫn phải còn mãi mãi sống dưới sự chi phối của nó. Đức Phật tuyên ngôn rằng cả hai đều là con đường đầu độc, không phải con đường của người hành thiền, không đưa đến an lạc. Hai con đường ấy là lợi dưỡng, đắm chìm trong những thú vui của trần thế và say mê trong cuộc sống ép xác khổ hạnh hay một cách đơn giản, là con đường dể duôi buông lung và con đường căng thẳng. Nếu hướng cái nhìn vào và quán chiếu bên trong mình từng giờ, từng phút, từng khoảnh khắc, quý vị sẽ thấy rằng con đường căng thẳng là sân hận, là ưu phiền, sầu muộn. Noi theo con đường ấy chỉ đến khó khăn và thất vọng. Còn Lợi Dưỡng Trong Dục Lạc — nếu quý vị lẫn thoát ra được khỏi nó tức là quý vị đã thoát ra khỏi thỏa thích. Cả hai con đường, hạnh phúc và đau khổ, đều không phải là đường lối dẫn đến trạng thái an lạc. Đức Phật dạy ta nên buông bỏ cả hai, không bám níu vào đau khổ mà cũng không dính kẹt trong hạnh phúc. Đó là Pháp Hành Chân Chánh. Đó là Trung Đạo.
These words, “the Middle Way,” do not refer to our body and speech, they refer to the mind. When a mental impression which we don’t like arises, it affects the mind and there is confusion. When the mind is confused, when it’s “shaken up,” this is not the right way. When a mental impression arises which we like, the mind goes to indulgence in pleasure — that’s not the way either.
Những danh từ “Trung Đạo” không nhắm vào thân và khẩu mà nhắm vào ý. Khi những cảm xúc mà ta không ưa thích phát sanh, nó ảnh hưởng tâm, đưa đến tình trạng xáo trộn. Khi tâm bị xáo trộn ắt có “vọng động”, đó không phải là con đường chân chánh. Khi những cảm xúc mà ta ưa thích phát sanh, tâm sẽ đeo níu vào và lợi dưỡng trong sự thỏa thích — đó cũng không phải là con đường chân chánh.
We people don’t want suffering, we want happiness. But in fact, happiness is just a refined form of suffering. Suffering itself is the coarse form. You can compare them to a snake. The head of the snake is unhappiness, the tail of the snake is happiness. The head of the snake is really dangerous, it has the poisonous fangs. If you touch it, the snake will bite straight away. But never mind the head, even if you go and hold onto the tail, it will turn around and bite you just the same, because both the head and the tail belong to the one snake.
Người đời chúng ta không thích đau khổ, chúng ta muốn hạnh phúc. Tuy nhiên trong thực tế, hạnh phúc chỉ là một hình thức vi tế của đau khổ. Đau khổ tự nó là hình thức thô kịch. Quý vị có thể ví hạnh phúc và đau khổ như đầu và đuôi của một con rắn. Đầu rắn là đau khổ, đuôi là hạnh phúc. Cái đầu của con rắn thật sự là nguy hiểm, nó có nọc độc. Nếu quý vị sờ đụng ắt nó cắn ngay tức khắc. Nhưng, không nói chi cái đầu, nếu quý vị chỉ nắm đuôi rắn thôi, nó cũng quay đầu lại cắn quý vị y hệt như vậy, bởi vì đầu và đuôi, cả hai đều thuộc về một con rắn.
In the same way, both happiness and unhappiness, or pleasure and sadness, arise from the same parent — wanting. So, when you’re happy the mind isn’t peaceful. It really isn’t! For instance, when we get the things we like, such as wealth, prestige, praise or happiness, we become pleased as a result. But the mind still harbors some uneasiness because we’re afraid of losing it. That very fear isn’t a peaceful state. Later on, we may actually lose that thing and then we really suffer. Thus, if you aren’t aware, even if you’re happy, suffering is imminent. It’s just the same as grabbing the snake’s tail — if you don’t let go it will bite. So, whether it’s the snake’s tail or its head, that is, wholesome or un-wholesome conditions, they’re all just characteristics of the Wheel of Existence, of endless change.
Cùng thế ấy cả hai, hạnh phúc và đau khổ, hay vui thích và sầu muộn, đều cùng cha cùng mẹ, phát xuất từ một nguồn gốc — lòng ham muốn. Chỉ có mê hoặc, say đắm trong ái dục! Do đó trong lúc thọ hưởng hạnh phúc, tâm của quý vị không an lạc. Tâm thật sự là không an lạc! Thí dụ khi đạt được điều gì mà ta ưa thích, như tài sản sự nghiệp, danh vọng quyền thế, những lời khen tặng hay hạnh phúc thì ta vui vẽ thỏa thích. Nhưng cùng lúc ấy, tâm vẫn lo ngại, không hoàn toàn thoải mái dễ chịu vì sợ nó mất đi. Chính tình trạng lo sợ ấy không phải là an lạc. Về sau nữa, có thể ta mất luôn điều ấy và thật sự đau khổ. Như vậy, nếu quý vị không nhận thức rõ ràng để kịp thời buông bỏ, không bám níu vào, thì chính trong hạnh phúc đã có mầm mống đau khổ rồi. Nó cũng giống hệt như khi ta nắm đuôi con rắn — nếu không buông bỏ ắt sẽ bị rắn quay đầu lại cắn. Như vậy dầu là đầu hay đuôi con rắn, tức thiện hay bất thiện nghiệp, tất cả đều có đặc tánh cột chặt ta vào những kiếp sống triền miên vô cùng tận của vòng luân hồi.
The Buddha established morality, concentration and wisdom as the path to peace, the way to enlightenment. But in truth these things are not the essence of Buddhism. They are merely the path. The Buddha called them “Magga,” which means “path.” The essence of Buddhism is peace, and that peace arises from truly knowing the nature of all things. If we investigate closely, we can see that peace is neither happiness nor unhappiness. Neither of these is the truth.
Đức Phật ban truyền ba pháp tu học: Giới, Định, Tuệ. Đó là con đường dẫn đến an lạc, là con đường Giác Ngộ. Nhưng thật sự ba pháp ấy không phải là tinh hoa của Phật Giáo. Nó chỉ là Con Đường. Đức Phật gọi là “Magga”, có nghĩa là “Con Đường”, hay Đạo. Tinh hoa của Phật Giáo là an lạc, và trạng thái an lạc nầy phát sanh từ sự thấu triệt thực tướng của vạn pháp. Nếu quán chiếu tường tận và phân tách rành mạch, ta có thể thấy rằng an lạc không phải là hạnh phúc, cũng không phải là đau khổ. Đau khổ và hạnh phúc, cả hai đều không phải là chân lý.
The human mind, the mind which the Buddha exhorted us to know and investigate, is something we can only know by its activity. The true “original mind” has nothing to measure it by, there’s nothing you can know it by. In its natural state it is unshaken, unmoving. When happiness arises all that happens is that this mind is getting lost in a mental impression, there is movement. When the mind moves like this, clinging and attachment to those things come into being.
Tâm của con người — cái tâm mà Đức Phật kêu gọi chúng ta nên quán chiếu và thấu hiểu — là cái gì mà ta chỉ có thể hiểu biết qua sinh hoạt của nó. Không có gì mà ta có thể dùng để đo lường cái Tâm Nguyên Thủy thật sự, quả thật không có gì mà ta có thể dùng để hiểu biết nó. Trong trạng thái thiên nhiên tâm không chao động, không di chuyển. Khi hạnh phúc phát sanh, tâm bị lạc lối trong cảm xúc. Có sự di chuyển, tâm chao động. Khi tâm xúc động như vậy, tình trạng bám níu vào niềm vui thích ấy phát sanh.
The Buddha has already laid down the path of practice fully, but we have not yet practiced, or if we have, we’ve practiced only in speech. Our minds and our speech are not yet in harmony, we just indulge in empty talk. But the basis of Buddhism is not something that can be talked about or guessed at. The real basis of Buddhism is full knowledge of the truth of reality. If one knows this truth then no teaching is necessary. If one doesn’t know, even if he listens to the teaching, he doesn’t really hear. This is why the Buddha said, “The Enlightened One only points the way.” He can’t do the practice for you, because the truth is something you cannot put into words or give away.
Đức Phật đã vạch ra Con Đường và giáo truyền đầy đủ pháp hành để chúng ta tiến bước trên đó, nhưng chúng ta không thực hành hoặc chỉ thực hành bằng lời nói. Tâm và lời nói của chúng ta không điều hợp với nhau. Chúng ta chỉ lợi dưỡng trong cuộc đàm thoại rỗng không. Nhưng nền tảng của Phật Giáo không phải là cái gì có thể luận bàn suông, hay ức đoán. Nền tảng thật sự của Phật Giáo là thấu triệt trọn vẹn chân lý của thực tại. Nếu đã thấu đạt chân lý ấy rồi thì không cần gì đến giáo huấn. Còn nếu không thấu hiểu chân lý thì dầu có lắng nghe bao nhiêu lời dạy, vẫn không thật sự là nghe. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy: “Bậc Toàn Giác chỉ rọi sáng Con Đường.” Ngài không thể thực hành cho quý vị, bởi vì chân lý là cái gì không thể diễn đạt bằng lời nói, mà cũng không thể biếu tặng cho ai.
All the teachings are merely similes and comparisons, means to help the mind see the truth. If we haven’t seen the truth we must suffer. For example, we commonly say “sankhàras” (8: In the Thai language the word “sungkahn,” from the Pali word saïkhàra (the name given to all conditioned phenomena), is a commonly used term for the body. The Venerable Ajahn uses the word in both ways.) when referring to the body. Anybody can say it, but in fact we have problems simply because we don’t know the truth of these saïkhàras, and thus cling to them. Because we don’t know the truth of the body, we suffer.
Tất cả những lời dạy chỉ là những câu chuyện ngụ ngôn và những thí dụ nhằm giúp cho tâm thấu hiểu chân lý. Nếu không thấy chân lý ắt chúng ta phải đau khổ. Thí dụ như chúng ta thường nói “sankhàra”, pháp hữu vi, khi đề cập đến cơ thể vật chất. Bất luận ai cũng có thể nói như vậy. Nhưng trong thực tế chúng ta vẫn bị khó khăn, vì chúng ta không thấu hiểu chân lý của “các pháp hữu vi” và do đó, bám níu chặt chẽ vào. Vì không thấu đạt trọn vẹn chân lý của thân nên chúng ta đau khổ.
Here is an example. Suppose one morning you’re walking to work and a man yells abuse and insults at you from across the street. As soon as you hear this abuse your mind changes from its usual state. You don’t feel so good, you feel angry and hurt. That man walks around abusing you night and day. When you hear the abuse, you get angry, and even when you return home, you’re still angry because you feel vindictive, you want to get even.
Sau đây là một thí dụ. Buổi sáng nọ, khi quý vị đang rảo bước trên đường đến sở làm thì từ lề bên kia đường có người la to, chưởi mắng quý vị thậm tệ. Vừa khi nghe tiếng chưởi mình thì tâm quý vị liền biến đổi, không còn ở tình trạng bình thường. Quý vị cảm nghe không thoải mái, tự thấy mình bị xúc phạm, và nổi giận. Người kia cứ đi quanh quẩn, đêm ngày chưởi mắng quý vị. Khi nghe tiếng la chưởi thì quý vị tức giận. Chí đến khi về nhà rồi, quý vị vẫn còn cảm nghe sân hận, có ý muốn trả đủa, làm một điều gì để trả thù.
A few days later another man comes to your house and calls out, “Hey! That man who abused you the other day, he’s mad, he’s crazy! Has been for years! He abuses everybody like that. Nobody takes any notice of anything he says.” As soon as you hear this you are suddenly relieved. That anger and hurt that you’ve pent up within you all these days melts away completely. Why? Because you know the truth of the matter now. Before, you didn’t know, you thought that man was normal, so you were angry at him. Understanding like that caused you to suffer. As soon as you find out the truth, everything changes: “Oh, he’s mad! That explains everything!” When you understand this you feel fine, because you know for yourself. Having known, then you can let go. If you don’t know the truth you cling right there. When you thought that man who abused you was normal you could have killed him. But when you find out the truth, that he’s mad, you feel much better. This is knowledge of the truth.
Vài ngày sau đó, một người khác đến gặp quý vị và nói, “Ông ơi! Người mà hôm nọ chưởi mắng ông ngoài đường là một người mất trí, anh ta điên! Đã nhiều năm rồi anh ấy điên như vậy. Cứ đi ngoài đường chưởi mắng mọi người. Không ai màng để ý đến những gì anh ta nói.” Được nghe giải thích như vậy thì quý vị cảm thấy nhẹ nhàng. Bao nhiêu phiền giận và khó chịu mà quý vị mang trong lòng từ mấy ngày qua hoàn toàn tan biến. Tại sao? Bởi vì giờ đây quý vị đã thấu hiểu chân lý của vấn đề. Trước kia quý vị không hiểu, nghĩ rằng người kia bình thường nên giận anh ta. Vì không thấu hiểu nên quý vị nổi giận. Vừa khi tìm ra chân lý thì mọi việc đều thay đổi, “ờ, người ấy điên! Điều nầy giải thích mọi việc!” Khi đã thấu hiểu vấn đề, quý vị cảm nghe thoải mái dễ chịu trở lại. Quý vị đã tự mình thấu hiểu. Đã thấu hiểu, quý vị liền buông bỏ, không chấp vào đó nữa. Nếu không hiểu biết ắt quý vị sẽ bám níu, dính mắc ngay vào đó. Nghĩ rằng anh chàng chưởi mắng kia là bình thường thì quý vị phát sân lên và có thể sát hại anh ta. Nhưng khi đã hiểu được chân lý, biết rằng anh ta chỉ là người điên thì quý vị cảm nghe thoải mái dễ chịu hơn nhiều. Thấu hiển chân lý là như vậy.
Someone who sees the Dhamma has a similar experience. When attachment, aversion and delusion disappear, they disappear in the same way. As long as we don’t know these things we think, “What can I do? I have so much greed and aversion.” This is not clear knowledge. It’s just the same as when we thought the madman was sane. When we finally see that he was mad all along we’re relieved of worry. No-one could show you this. Only when the mind sees for itself can it uproot and relinquish attachment.
Người đã chứng ngộ Giáo Pháp cũng có những kinh nghiệm tương tợ. Khi tham, sân và si tan biến, nó cũng tan biến cùng thế ấy. Ngày nào còn chưa hiểu biết tường tận chúng ta nghĩ, “Ta có thể làm gì được bây giờ? Tham và sân của ta đã quá nhiều.” Đó là không thấu hiểu rõ ràng. Cũng như khi ta nghĩ rằng anh chàng kia là người tỉnh trí. Khi cuối cùng, đã thấy rõ anh ta là người điên thì bao nhiêu âu lo đều tan biến. Không ai có thể chỉ cho quý vị. Chỉ khi nào tự tâm của quý vị nhận thức rõ ràng, nó mới có thể bứng tận gốc rễ tham, sân và không còn bám níu.
It’s the same with this body which we call saïkhàras. Although the Buddha has already explained that it’s not substantial or a real being as such, we still don’t agree, we stubbornly cling to it. If the body could talk, it would be telling us all day long, “You’re not my owner, you know.” Actually, it’s telling us all the time, but it’s Dhamma language, so we’re unable to understand it. For instance, the sense organs of eye, ear, nose, tongue and body are continually changing, but I’ve never seen them ask permission from us even once! Like when we have a headache or a stomachache — the body never asks permission first, it just goes right ahead, following its natural course. This shows that the body doesn’t allow anyone to be its owner, it doesn’t have an owner. The Buddha described it as an empty thing.
Đối với thân nầy mà chúng ta gọi là pháp hữu vi (sankhàra) cũng vậy. Mặc dầu Đức Bổn Sư đã giải thích rành mạch rằng không có một thực thể hay một chúng sanh thật sự có thực chất, chúng ta vẫn còn chưa chấp nhận và vẫn còn ngoan cố bám chắc vào nó. Nếu thân có thể nói, hằng ngày nó sẽ thì thầm với ta rằng, “Ông không phải là chủ của tôi, ông biết không? Tôi không thuộc quyền sở hữu của ông đâu.” Trong thực tế, nó vẫn luôn luôn nói với ta như vậy, nhưng đó là ngôn ngữ của Giáo Pháp nên ta không thể lãnh hội. Thí dụ như mắt, tai, mũi, lưỡi và thân nầy luôn luôn biến đổi nhưng nào có xin phép ta bao giờ! Đôi khi chúng ta đau bụng hay nhức đầu. Có lần nào cơ thể nầy xin phép ta trước không? Nó chỉ diễn tiến theo con đường thiên nhiên của nó. Điều nầy nói lên rằng thân nầy không để cho ai làm chủ nó. Nó không có chủ. Đức Phật mô tả nó như một vật rỗng không.
We don’t understand the Dhamma and so we don’t understand these saïkhàras; we take them to be ourselves, as belonging to us or belonging to others. This gives rise to clinging. When clinging arises, “becoming” follows on. Once becoming arises, then there is birth. Once there is birth, then old age, sickness, death… the whole mass of suffering arises.
Chúng ta không thông hiểu Giáo Pháp và do đó, không thông hiểu các pháp hữu vi. Ta nhận nó là chúng ta, là sở hữu của ta, hay của ai khác. Đó là nguyên nhân tạo nên luyến ái. Ta trìu mến, bám sát, níu chắc vào nó (Thủ). Khi Thủ phát sanh thì Hữu, sự trở thành, đi liền theo. Một khi Hữu phát sanh ắt có Sanh. Có Sanh tức có Lão, có Bệnh, có Tử … và toàn thể khối đau khổ phát sanh.
We say ignorance gives rise to volitional activities, they give rise to consciousness and so on. All these things are simply events in mind. When we come into contact with something we don’t like, if we don’t have mindfulness, ignorance is there. Suffering arises straight away. But the mind passes through these changes so rapidly that we can’t keep up with them. It’s the same as when you fall from a tree. Before you know it — “Thud!” — you’ve hit the ground. Actually, you’ve passed many branches and twigs on the way but you couldn’t count them, you couldn’t remember them as you passed them. You just fall, and then “Thud!”
Đó là Paticcasamuppàda, chuỗi dài những vòng khoen của Thập Nhị Nhân Duyên. Chúng ta nói Vô Minh tạo duyên cho Hành phát sanh, rồi cả hai tạo duyên cho Thức v.v… Tất cả những điều ấy chỉ đơn giản là những diễn biến trong tâm. Khi xúc chạm với điều gì mà ta không ưa thích, nếu không có chánh niệm thì Vô Minh ở ngay tại đó. Đau khổ tức khắc phát sanh. Tuy nhiên, tâm vượt xuyên qua những biến đổi ấy nhanh chóng đến độ ta không theo dõi kịp. Cũng giống như khi ta rơi từ ngọn cây xuống đất. Sự thật là từ ngọn cây xuống đất ta va chạm bao nhiêu cành to và bao nhiêu nhánh nhỏ, nhưng ta không thể đếm, không thể nhớ hết những cành nhánh ấy. Chỉ hụt tay, rồi từ trên cao rơi xuống, “phịt!”.
The Pañiccasamuppàda is the same as this. If we divide it up as it is in the scriptures, we say ignorance gives rise to volitional activities, volitional activities give rise to consciousness, consciousness gives rise to mind and matter, mind and matter give rise to the six sense bases, the sense bases give rise to sense contact, contact gives rise to feeling, feeling gives rise to wanting, wanting gives rise to clinging, clinging gives rise to becoming, becoming gives rise to birth, birth gives rise to old age, sickness, death, and all forms of sorrow. But in truth, when you come into contact with something you don’t like, there’s immediate suffering! That feeling of suffering is actually the result of the whole chain of the Pañiccasamuppàda. This is why the Buddha exhorted his disciples to investigate and know fully their own minds.
Pháp Thập Nhị Nhân Duyên cũng cùng thế ấy. Nếu phân chia như trong kinh điển thì ta nói rằng Vô Minh tạo duyên cho Hành phát sanh, Hành tạo duyên cho Thức phát sanh, Thức tạo duyên cho Danh-Sắc phát sanh, Danh-Sắc tạo duyên cho Lục Căn phát sanh, Lục Căn tạo duyên cho Xúc phát sanh, Xúc tạo duyên cho Thọ phát sanh, Thọ tạo duyên cho Ái phát sanh, Ái tạo duyên cho Thủ phát sanh, Thủ tạo duyên cho Hữu phát sanh, Hữu tạo duyên cho Sanh phát sanh, Sanh tạo duyên cho Lão, Bệnh, Tử và tất cả những hình thức sầu muộn. Nhưng trong thực tế, khi quý vị xúc chạm với điều gì mình không ưa thích tức khắc có đau khổ! Cảm giác đau khổ ấy thật sự là hậu quả của toàn thể những vòng khoen của Thập Nhị Nhân Duyên. Đó là lý do tại sao Đức Bổn Sư kêu gọi hàng môn đệ nên quán chiếu và thấu đạt trọn vẹn tâm mình.
When people are born into the world, they are without names — once born, we name them. This is convention. We give people names for the sake of convenience, to call each other by. The scriptures are the same. We separate everything up with labels to make studying the reality convenient. In the same way, all things are simply saïkhàras. Their original nature is merely that of things born of conditions. The Buddha said that they are impermanent, unsatisfactory and not-self. They are unstable. We don’t understand this firmly, our understanding is not straight, and so we have wrong view. This wrong view is that the saïkhàras are ourselves, we are the saïkhàras, or that happiness and unhappiness are ourselves, we are happiness and unhappiness. Seeing like this is not full, clear knowledge of the true nature of things. The truth is that we can’t force all these things to follow our desires, they follow the way of nature.
Khi bước chân vào đời, con người không có danh tánh — sanh ra rồi mới được đặt tên. Đó là quy ước. Chúng ta đặt tên, cho mỗi người một danh tánh, để tiện việc kêu gọi nhau. Kinh điển cũng vậy. Chúng ta phân chia sự vật và dán nhãn hiệu lên để tiện việc nghiên cứu sự vật. Tất cả mọi sự vật chỉ giản dị là những pháp hữu vi, sankhàra. [6] Bản chất cơ bản của vạn pháp chỉ là những sự vật phát sanh và hiện hữu do nhân duyên. Đức Phật dạy rằng nó là Vô Thường, Khổ, và Vô Ngã. Nó không ổn định, không thường còn. Chúng ta không hiểu biết như vậy một cách chắc chắn. Kiến thức của ta không vững vàng. Do đó chúng ta mang nặng Tà Kiến. Tà Kiến đây là chấp rằng pháp hữu vi là chính ta, ta là pháp hữu vi, hoặc chấp hạnh phúc và đau khổ là chính ta, ta hạnh phúc, ta đau khổ. Nhận thức như vậy là không hiểu biết trọn vẹn và rõ ràng bản chất thật sự của vạn pháp. Chân lý là chúng ta không thể cưỡng bách các sự vật ấy theo đúng ý muốn của mình. Nó chỉ theo con đường của Thiên Nhiên.
A simple comparison is this: suppose you go and sit in the middle of a freeway with the cars and trucks charging down at you. You can’t get angry at the cars, shouting, “Don’t drive over here! Don’t drive over here!” It’s a freeway, you can’t tell them that! So, what can you do? You get off the road! The road is the place where cars run, if you don’t want the cars to be there, you suffer.
Sau đây là một thí dụ đơn giản. Như quý vị ra giữa một xa lộ nhộn nhịp xe cộ và ngồi ngay tại đó trong khi những chiếc xe lớn, xe nhỏ chạy trờ tới đâm thẳng vào quý vị. Quý vị không thể tức giận xe cộ và quát to, “Chớ có chạy đến đây! Đừng chạy lại đây!” Đó là một xa lộ. Quý vị không thể nói vậy với họ! Vậy thì quý vị phải làm gì? — Phải vào lề đường để tránh xe. Xa lộ là nơi để cho xe cộ chạy, nếu muốn không có xe trên đường ắt quý vị phải đau khổ.
It’s the same with saïkhàras. We say they disturb us, like when we sit in meditation and hear a sound. We think, “Oh, that sound’s bothering me.” If we understand that the sound bothers us then we suffer accordingly. If we investigate a little deeper, we will see that it’s we who go out and disturb the sound! The sound is simply sound. If we understand like this then there’s nothing more to it, we leave it be. We see that the sound is one thing, we are another. One who understands that the sound comes to disturb him is one who doesn’t see himself. He really doesn’t! Once you see yourself, then you’re at ease. The sound is just sound, why should you go and grab it? You see that actually it was you who went out and disturbed the sound. This is real knowledge of the truth. You see both sides, so you have peace. If you see only one side, there is suffering. Once you see both sides, then you follow the Middle Way. This is the right practice of the mind. This is what we call “straightening out our understanding.”
Với các pháp hữu vi cũng cùng thế ấy. Chúng ta nói rằng nó quấy rầy. Như lúc mình ngồi thiền mà có tiếng động, ta nghĩ rằng, “ồ, tiếng động nầy quấy rầy ta quá!” Nếu hiểu rằng tiếng động quấy rầy ta, thì ta sẽ đau khổ vì nó. Quán chiếu vào sâu hơn nữa, ta sẽ thấy rằng chính ta đi ra ngoài và quấy rầy tiếng động! Tiếng động chỉ giản dị là tiếng động. Thông hiểu như vậy thì không có gì hơn nữa. Hãy để nó là vậy. Hãy nhận thức rằng âm thanh là một việc, ta là một việc khác. Người mà thấy rằng âm thanh đến để khuấy nhiễu mình là người không tự thấy mình. Người ấy thật sự không tự thấy mình! Một khi tự thấy mình ắt quý vị sẽ thoải mái dễ chịu. Âm thanh chỉ là âm thanh, tại sao quý vị phải chạy đi đâu để nắm bắt nó lại? Quý vị thấy rằng trong thực tế chính quý vị đi ra ngoài để khuấy rầy âm thanh. Đó là thật sự hiểu biết chân lý. Quý vị thấy được cả hai phía, và nhờ thấy hai bề, quý vị an lạc. Nếu chỉ thấy một bên ắt có đau khổ. Khi thấy hai phía, quý vị theo con đường ở khoảng giữa, Trung Đạo. Đó là pháp hành chân chánh, là chánh pháp. Điều đó được gọi là “làm cho sự hiểu biết của mình được ngay thẳng”.
In the same way, the nature of all saïkhàras is impermanence and death, but we want to grab them, we carry them about and covet them. We want them to be true. We want to find truth within the things that aren’t true! Whenever someone sees like this and clings to the saïkhàras as being himself, he suffers. The Buddha wanted us to consider this.
Cùng một thế ấy, bản chất của tất cả các pháp hữu vi là vô thường và phải biến đổi. Nhưng chúng ta khát khao bám níu, cố nắm cho được. Chúng ta mang nó đi đầu nầy đầu nọ và luôn luôn thèm muốn. Chúng ta muốn nó là thật. Chúng ta muốn tìm sự thật trong những sự vật không thật! Bất luận khi nào có ai nhận thức như vậy và bám níu vào các pháp hữu vi, tự đồng hóa mình với nó, chắc rằng nó là mình, mình là nó, người ấy đương nhiên phải đau khổ. Đức Phật dạy ta hãy quán tưởng sự việc nầy.
The practice of Dhamma is not dependent on being a monk, a novice, or a layman; it depends on straightening out your understanding. If our understanding is correct, we arrive at peace. Whether you are ordained or not it’s the same, every person has the chance to practice Dhamma, to contemplate it. We all contemplate the same thing. If you attain peace, it’s all the same peace; it’s the same Path, with the same methods.
Muốn thực hành Giáo Pháp, không cần phải là tỳ khưu, sa di, hoặc một cư sĩ tại gia mà cần phải làm cho sự hiểu biết của mình được chân chánh, ngay thẳng, đúng đắn. Hiểu biết chân chánh, chúng ta sẽ thành đạt an lạc thanh bình. Dầu xuất gia cùng không, mọi người đều có cơ may để thực hành Giáo Pháp, để quán niệm Giáo Pháp. Tất cả chúng ta đều quán niệm như nhau. Nếu chúng ta thành đạt an lạc, tất cả đều là một thứ an lạc. Tất cả cùng đi trên một Con Đường, cùng theo một pháp hành.
Therefore, the Buddha didn’t discriminate between laymen and monks, he taught all people to practice to know the truth of the saïkhàras. When we know this truth, we let them go. If we know the truth there will be no more becoming or birth. How is there no more birth? There is no way for birth to take place because we fully know the truth of saïkhàras. If we fully know the truth, then there is peace. Having or not having, it’s all the same. Gain and loss are one. The Buddha taught us to know this. This is peace; peace from happiness, unhappiness, gladness and sorrow.
Đức Phật không có sự phân chia nào giữa hàng cư sĩ và các bậc xuất gia. Ngài dạy tất cả mọi người pháp hành để thấu triệt chân lý của các pháp hữu vi, sankhàra. Đã thông hiểu chân lý ấy ta sẽ buông bỏ, để cho tất cả trôi qua như nước lăn trôi trên lá sen. Đã thông hiểu chân lý ấy ắt không còn “Hữu” và “Sanh”. Vì sao không còn Sanh nữa? Hiện tượng sanh không còn cách nào để xảy diễn vì ta đã thấu triệt đầy đủ chân lý của các pháp hữu vi. Đã thông hiểu chân lý ấy một cách toàn vẹn ắt có an lạc. Có hay không có cũng vậy. Lợi lạc và mất mát là một. Đức Phật dạy ta nên hiểu như vậy. Đó là an lạc. An lạc vượt ra khỏi hạnh phúc, đau khổ, vui thích và sầu muộn.
We must see that there is no reason to be born. Born in what way? Born into gladness: When we get something, we like we are glad over it. If there is no clinging to that gladness there is no birth; if there is clinging, this is called “birth.” So, if we get something, we aren’t born (into gladness). If we lose, then we aren’t born (into sorrow). This is the birthless and the deathless. Birth and death are both founded in clinging to and cherishing the saïkhàras.
Chúng ta phải thấy rằng không có lý do gì để được sanh. Sanh ra cách nào? Sanh ra trong niềm vui! Khi thành đạt điều ưa thích thì ta vui mừng. Nếu không luyến ái, không bám níu vào niềm vui ấy ắt không còn tái sanh. Chính sự bám níu được gọi là sanh. Không có “Thủ” ắt không có “Sanh”. Như vậy, nếu đạt được gì ta không sanh (vào trạng thái thỏa thích vui mừng). Nếu mất gì, ta không sanh (vào phiền muộn). Đó là vô sanh và bất diệt. Cả hai, sanh và tử đều bắt nguồn và đặt nền tảng trên “Ái” và “Thủ”, lòng khát khao ham muốn và luyến ái, cố bám vào các pháp hữu vi.
So, the Buddha said. “There is no more becoming for me, finished is the holy life, this is my last birth.” There! He knew the birthless and the deathless! This is what the Buddha constantly exhorted his disciples to know. This is the right practice. If you don’t reach it, if you don’t reach the Middle Way, then you won’t transcend suffering.
Do đó Đức Phật dạy, “Như Lai không còn trở thành (Hữu) nữa, đời sống thánh thiện đã chấm dứt, đây là kiếp sống cuối cùng của Như Lai.” Đó! Ngài đã thông hiểu trạng thái vô sanh và bất diệt! Đó là điều mà Đức Bổn Sư không ngớt kêu gọi hàng môn đệ nên thấu hiểu. Đó là Pháp Hành Chân Chánh. Nếu quý vị không đạt đến đó, nếu quý vị không đạt đến Trung Đạo, ắt quý vị chưa vượt qua khỏi đau khổ.
If you find it hard to bring attention to the center of the body, you can rest your mind elsewhere inside the body where you feel most comfortable. Calmly and silently observe whatever image that arises– whether it is darkness, bright light or anything else, just accept it without any thought.
Nếu bạn cảm thấy khó có thể gây chú ý đến trung tâm của cơ thể, bạn có thể nghỉ ngơi ở nơi khác bên trong cơ thể, nơi bạn cảm thấy thoải mái nhất. Bình tĩnh và âm thầm quan sát bất kỳ hình ảnh nào phát sinh ra cho dù đó là bóng tối, ánh sáng rực rỡ hay bất cứ điều gì khác, chỉ cần chấp nhận nó mà không cần suy nghĩ.