“...Our discontent is due to wrong view. Because we don’t exercise sense restraint, we blame our suffering on externals…. The right abiding place for monks, the place of coolness, is just Right View itself. We shouldn’t look for anything else….”
… Chúng ta bất mãn, không bằng lòng, vì mang nặng Tà Kiến. Vì không tập luyện thu thúc lục căn chúng ta phiền trách ngoại cảnh làm cho mình đau khổ … ẩn náu chân chánh của chư sư, nơi an trú mát mẻ, chính là Chánh Kiến. Chúng ta không nên tìm ở đâu khác …
The practice of Dhamma goes against our habits, the truth goes against our desires, so there is difficulty in the practice. Some things which we understand as wrong may be right, while the things we take to be right may be wrong. Why is this? Because our minds are in darkness, we don’t clearly see the Truth. We don’t really know anything and so are fooled by people’s lies. They point out what is right as being wrong and we believe it; that which is wrong, they say is right, and we believe that. This is because we are not yet our own masters. Our moods lie to us constantly. We shouldn’t take this mind and its opinions as our guide, because it doesn’t know the truth.
Thực hành Giáo Pháp là đi ngược dòng những thói quen của ta, chân lý đi ngược chiều những tham vọng của chúng ta, do đó thực hành Giáo Pháp quả thật là khó. Một vài sự việc mà ta hiểu là sai có thể là đúng, trong khi những điều mà ta nghĩ là đúng lại có thể sai. Tại sao vậy? Bởi vì tâm của ta ở trong đêm tối, chúng ta không thấy rõ Chân Lý. Chúng ta thật sự không hiểu gì và bị tánh gian dối của người đời phỉnh gạt. Họ chỉ điều chân chánh, bảo là sai lầm, và chúng ta tin thật. Điều sai lầm, họ nói là đúng, và ta tin. Đó là bởi vì ta chưa làm chủ được chính ta. Những cảm xúc vui buồn luôn luôn phỉnh lừa ta. Chúng ta không nên lấy cái tâm nầy và những ý kiến của nó làm kim chỉ nam để nó hướng dẫn ta trên đường đời, bởi vì nó không thấu hiểu chân lý.
Some people don’t want to listen to others at all, but this is not the way of a man of wisdom. A wise man listens to everything. One who listens to Dhamma must listen just the same, whether he likes it or not, and not blindly believe or disbelieve. He must stay at the half-way mark, the middle point, and not be heedless. He just listens and then contemplates, giving rise to the right results accordingly.
Vài người không muốn nghe lời ai cả, nhưng đó không phải là đường lối sáng suốt. Người có trí tuệ lắng nghe tất cả. Người nghe Giáo Pháp phải một mực chăm chú lắng nghe dầu có ưa thích cùng không, và không vội nhắm mắt tin càng, cũng không vội bác bỏ một cách mù quáng. Phải ở nửa đường, vào điểm giữa, và không hờ hững buông lung. Người ấy chỉ lắng nghe rồi suy gẫm, để cho thành quả thích nghi của suy tư khởi phát.
A wise man should contemplate and see the cause and effect for himself before he believes what he hears. Even if the teacher speaks the truth, don’t just believe it, because you don’t yet know the truth of it for yourself.
Người có trí tuệ phải suy gẫm về những gì mình nghe và trước khi tin cùng không, phải tự mình nhận thấy nguyên nhân và hậu quả. Dầu vị thầy nói đúng mà tự chính mình chưa rõ được chân lý thì cũng không nên vội tin chỉ vì mình nghe vậy. Phải tự mình thấu hiểu rõ ràng rồi mới tin.
It’s the same for all of us, including myself. I’ve practiced before you, I’ve seen many lies before. For instance, “This practice is really difficult, really hard.” Why is the practice difficult? It’s just because we think wrongly, we have wrong view.
Điều nầy phải được áp dụng cho tất cả, cho đến Sư cũng vậy. Sư đã có thực hành trước quý vị, trước đây Sư đã có thấy nhiều điều gian dối. Thí dụ, “Pháp hành nầy quả thật là khó, thật sự là cam go.” Tại sao pháp hành nầy khó? Chỉ vì chúng ta suy tư sai lầm, chúng ta có Tà Kiến.
Previously I lived together with other monks, but I didn’t feel right. I ran away to the forests and mountains, fleeing the crowd, the monks and novices. I thought that they weren’t like me, they didn’t practice as hard as I did. They were sloppy. That person was like this, this person was like that. This was something that really put me in turmoil, it was the cause for my continually running away. But whether I lived alone or with others I still had no peace. On my own I wasn’t content; in a large group I wasn’t content. I thought this discontent was due to my companions, due to my moods, due to my living place, the food, the weather, due to this and that. I was constantly searching for something to suit my mind.
Trước đây Sư sống với nhiều vị sư khác, nhưng không cảm nghe rằng sống như vậy là đúng. Sư bỏ đi vào rừng và lên núi, lẫn trốn đám đông các nhà sư và các chú sa di. Sư nghĩ rằng họ không giống Sư, không chịu khó chuyên cần như Sư. Họ chểnh mảng, không dốc lòng hành đạo. Người nầy thì như thế nầy, người kia như thế kia. Đó là điều thật sự làm cho Sư bận rộn tâm trí và đó là nguyên nhân làm cho Sư luôn luôn bỏ chạy. Tuy nhiên, dầu ở một mình hay ở chung với những người khác Sư vẫn không an lạc. Sống đơn độc, Sư không bằng lòng. Sống với đông đảo chư sư, Sư cũng không bằng lòng. Sư nghĩ rằng tình trạng bất mãn ấy là do những người đồng tu với mình, do những cảm xúc buồn vui của mình, vì chỗ ở, vì vật thực, vì khí hậu, vì cái nầy, vì cái kia … Sư luôn luôn chạy tìm điều gì thích nghi với tâm tánh mình.
As a dhutaïga [25] monk, I went traveling, but things still weren’t right. So, I contemplated, “What can I do to make things right? What can I do?” Living with a lot of people I was dissatisfied; with few people I was dissatisfied. For what reason? I just couldn’t see it. Why was I dissatisfied? Because I had wrong view, just that; because I still clung to the wrong Dhamma. Wherever I went I was discontent, thinking, “Here is no good, there is no good…” on and on like that. I blamed others. I blamed the weather, heat and cold, I blamed everything! Just like a mad dog. It bites whatever it meets, because it’s mad. When the mind is like this our practice is never settled. Today we feel good, tomorrow no good. It’s like that all the time. We don’t attain contentment or peace. (25. Dhutaïga properly means “ascetic.” A Dhutaïga monk is one who keeps some of the thirteen ascetic practices allowed by the Buddha. Dhutaïga monks traditionally spend time traveling (often on foot) in search of quiet places for meditation, other teachers, or simply as a practice in itself.)
Lúc bấy giờ Sư là nhà sư thực hành hạnh đầu đà dhùtanga [16], Sư đi hành đạo nơi nầy nơi khác, nhưng sự vật vẫn chưa phải là đúng theo ý. Rồi Sư mới suy gẫm, ” Giờ đây ta phải làm gì để tạo hoàn cảnh thích nghi? Ta có thể làm gì? Sống chung với đông người ta không thỏa mãn, với ít người ta không bằng lòng. Tại sao vậy? Sư không thể tìm ra lý do. Tại sao Sư không thỏa mãn? Bởi vì lúc bấy giờ Sư còn Tà Kiến, nhận thức sai lầm, chỉ có thế; bởi vì Sư còn cố bám vào Tà Pháp. Bất cứ đi đâu Sư cũng không bằng lòng, nghĩ rằng, “Nơi nầy không tốt, chỗ kia không tốt …” mãi mãi như vậy. Sư trách móc người khác, đổ lỗi cho thời tiết nóng quá hay lạnh quá, Sư đổ lỗi cùng hết! Cũng giống như con chó dại. Gặp đâu cắn đó, bởi vì nó điên. Khi mà tâm là như vậy thì pháp hành của ta không bao giờ được kiên cố vững vàng. Hôm nay cảm nghe thoải mái dễ chịu, ngày mai bực bội ưu phiền. Luôn luôn như vậy. Không bao giờ thấy bằng lòng hay an lạc.
The Buddha once saw a jackal, a wild dog, run out of the forest where he was staying. It stood still for a while, then it ran into the underbrush, and them out again. Then it ran into a tree hollow, then out again. Then it went intoa cave, only to run out again. One minute it stood, the next it ran, then it lay down, then it jumped up…. That jackal had mange. When it stood the mange would eat into its skin, so it would run. Running it was still uncomfortable, so it would lie down. Then it would jump up again, running into the underbrush, the tree hollow, never staying still.
Ngày kia Đức Phật thấy con chó rừng từ chỗ nó ở trong rừng chạy ra. Nó đứng yên một lúc. Bỏ chạy vào bụi rậm, rồi chạy trở lại. Rồi chạy vào một bọng cây, và chạy ra. Chạy vào hang đá, cũng để rồi chạy ra. Đứng yên một chút là bỏ chạy, chạy rồi nằm xuống, rồi nhảy dựng lên … chó bị con vét đeo. Khi chó ở yên thì vét cắn hút máu, vì thế nó phải chạy hoài. Chạy, nhưng nghe không thoải mái nên nằm, và rồi nhảy lên trở lại, chạy vào bụi rậm, vào bọng cây, vào hang đá, không bao giờ ở yên.
The Buddha said, “Monks, did you see that jackal this afternoon? Standing it suffered, running it suffered, sitting it suffered, lying down it suffered. In the underbrush, a tree hollow or a cave, it suffered. It blamed standing for its discomfort, it blamed sitting, it blamed running and lying down; it blamed the tree, the underbrush and the cave. In fact, the problem was with none of those things. That jackal had mange. The problem was with the mange.”
Đức Phật dạy, “Nầy chư tỳ khưu, hồi trưa nầy các con có thấy con chó rừng đó không? Đứng yên, nó đau khổ. Chạy, nó đau khổ. Nằm, nó đau khổ. Ở trong bụi rậm, trong bọng cây, trong hang đá, nó vẫn đau khổ. Nó phiền trách vì tại đứng nên không thoải mái. Nó than van vì tại ngồi, tại chạy, tại nằm, nên khó chịu. Nó đổ lỗi cho bụi rậm, cho bọng cây và hang đá. Trên thực tế, vấn đề không phải do những vật ấy. Con chó bị vét đeo, hút máu. Vấn đề là vét.
We monks are just the same as that jackal. Our discontent is due to wrong view. Because we don’t exercise sense restraint, we blame our suffering on externals. Whether we live at Wat Pah Pong, in America or in London we aren’t satisfied. Going to live at Bung Wai or any of the other branch monasteries we’re still not satisfied. Why not? Because we still have wrong view within us, just that! Wherever we go we aren’t content.
Chúng ta, các nhà sư, cũng giống như con chó rừng ấy. Chúng ta bất mãn, không bằng lòng vì mang nặng Tà Kiến. Vì không tu luyện pháp thu thúc lục căn, chúng ta phiền trách ngoại cảnh làm cho mình đau khổ. Dầu chúng ta sống ở Wat Pah Pong, ở Mỹ hay ở Anh quốc ta vẫn bất toại nguyện. Giờ đây đi sống ở Bung Wai (Thiền Viện Quốc Tế) hay ở một tu viện nào khác, ta vẫn không toại nguyện. Tại sao? Bởi vì từ bên trong ta vẫn còn ôm ấp Tà Kiến. Chỉ có thế! Đi bất cứ đâu ta vẫn không bằng lòng.
But just as that dog, if the mange is cured, is content wherever it goes, so it is for us. I reflect on this often, and I teach you this often, because it’s very important. If we know the truth of our various moods we arrive at contentment. Whether it’s hot or cold we are satisfied, with many people or with few people we are satisfied. Contentment doesn’t depend on how many people we are with; it comes only from right view. If we have right view then wherever we stay we are content.
Tuy nhiên, cũng giống như con chó rừng, nếu trị được con vét thì dầu ở đâu chó cũng bằng lòng. Ta cũng vậy, Sư rất thường suy tư và thường dạy quý vị về điểm nầy bởi vì nó vô cùng thiết yếu. Nếu chúng ta thấu rõ chân lý của những cơn buồn vui của ta ắt ta sẽ đạt đến trạng thái tự tại, bằng lòng. Dầu trời nóng nực hay lạnh lẽo ta cũng bằng lòng, ở chung chỗ đông hay ít người ta cũng bằng lòng. Tình trạng bằng lòng hay không, không phải tùy thuộc nơi số người nhiều hay ít cùng ở chung, mà do Chánh Kiến. Đã có Chánh Kiến thì ở đâu ta cũng bằng lòng.
But most of us have wrong view. It’s just like a maggot! A maggot’s living place is filthy, its food is filthy… but they suit the maggot. If you take a stick and brush it away from its lump of dung, it’ll struggle to crawl back into it. It’s the same when the Ajahn teaches us to see rightly. We resist, it makes us feel uneasy. We run back to our “lump of dung” because that’s where we feel at home. We’re all like this. If we don’t see the harmful consequences of all our wrong views then we can’t leave them, the practice is difficult. So, we should listen. There’s nothing else to the practice.
Nhưng phần đông chúng ta có Tà Kiến. Cũng giống như con giòi! Chỗ ở của con giòi rất là bẩn thỉu. Thức ăn của giòi thật là dơ dáy … nhưng đó là thức ăn và chỗ ở thích hợp với giòi. Nếu quý vị lấy cái que hay cọng chổi phủi nó ra khỏi đống phẩn, nó sẽ sống chết cố gắng bò trở lại vào đó. Cùng thế ấy, thầy dạy chúng ta phải nhận thức đúng. Chúng ta phản đối vì điều ấy làm cho ta cảm nghe không thoải mái. Chúng ta quày trở lại “đống phẩn”, bởi vì nơi đó chúng ta cảm nghe thoải mái dễ chịu. Tất cả chúng ta đều là vậy! Nếu không thấy được hậu quả tai hại của tất cả những quan kiến sai lầm của chúng ta, ta không thể rời bỏ nó, pháp hành quả thật là khó. Như vậy ta nên lắng nghe. Pháp hành không có gì khác.
If we have right view wherever we go we are content. I have practiced and seen this already. These days there are many monks, novices and laypeople coming to see me. If I still didn’t know, if I still had wrong view, I’d be dead by now! The right abiding place for monks, the place of coolness, is just right view itself. We shouldn’t look for anything else.
Nếu có Chánh Kiến thì bất luận đi đâu ta vẫn bằng lòng. Sư đã có hành, có kinh nghiệm và thấy rõ như vậy. Giờ đây có rất nhiều vị sư, sa di và nhiều người cư sĩ đến viếng Sư. Nếu Sư vẫn còn chưa thấu rõ, nếu còn giữ Tà Kiến ắt Sư chết ngay bây giờ. Nơi ẩn náu chân chánh của chư sư, nơi an trú mát mẻ chính là Chánh Kiến. Không nên tìm ở đâu khác.
So even though you may be unhappy it doesn’t matter, that unhappiness is uncertain. Is that unhappiness your “self”? Is there any substance to it? Is it real? I don’t see it as being real at all. Unhappiness is merely a flash of feeling which appears and then is gone. Happiness is the same. Is there a consistency to happiness? Is it truly an entity? It’s simply a feeling that flashes suddenly and is gone. There! It’s born and then it dies. Love just flashes up for a moment and then disappears. Where is the consistency in love, or hate, or resentment? In truth there is no substantial entity there, they are merely impressions which flare up in the mind and then die. They deceive us constantly; we find no certainty anywhere. Just as the Buddha said, when unhappiness arises it stays for a while, then disappears. When unhappiness disappears, happiness arises and lingers for a while and then dies. When happiness disappears, unhappiness arises again… on and on like this.
Vậy, mặc dầu quý vị có thể cảm nghe không hài lòng, điều đó không thành vấn đề. Trạng thái không vừa lòng vốn không ổn định vững bền. Có phải trạng thái bất toại nguyện ấy là “chính quý vị”, là cái “bản ngã” của quý vị không? Trong trạng thái ấy có chi thực chất không? Có thực sự hiện hữu không? Sư không thấy nó thật sự hiện hữu chút nào. Trạng thái bất toại nguyện chỉ là một nhoáng cảm giác phát hiện thoáng qua rồi tan biến. Hạnh phúc cũng vậy. Có cái chi là thực chất trong hạnh phúc không? Nó có thật sự là một thực thể không? Nó chỉ là một cảm giác bỗng nhiên thoáng qua rồi tan biến. Đó! Sanh rồi diệt, Tình thương chỉ một chớp nhoáng trong khoảnh khắc, rồi biến mất. Thực chất của tình thương, sân hận, buồn phiền ở đâu? Trong thực tế không có thực thể thuần chất trong đó. Nó chỉ là những cảm giác nhoáng chớp lên trong tâm và tan biến. Lúc nào nó cũng phỉnh lừa gạt gẫm ta, không có nơi nào tìm thấy cái gì bền vững, chắc chắn, ổn định. Như Đức Phật dạy, khi điều bất hạnh, trạng thái không toại nguyện, phát sanh, nó tồn tại nhất thời rồi tan biến. Khi bất hạnh tan biến, hạnh phúc phát sanh, tồn tại một lúc, rồi hoại diệt. Khi hạnh phúc hoại diệt, bất hạnh phát sanh trở lại — mãi mãi triền miên như vậy.
In the end we can say only this — apart from the birth, the life and the death of suffering, there is nothing. There is just this. But we who are ignorant run and grab it constantly. We never see the truth of it, that there’s simply this continual change. If we understand this then we don’t need to think very much, but we have much wisdom. If we don’t know it, then we will have more thinking than wisdom — and maybe no wisdom at all! It’s not until we truly see the harmful results of our actions that we can give them up. Likewise, it’s not until we see the real benefits of practice that we can follow it, and begin working to make the mind “good.”
Cuối cùng chúng ta có thể nói — ngoài sự sanh, sự sống và sự chết của Đau Khổ, không có gì hết. Chỉ có bấy nhiêu. Nhưng chúng ta si mê, chạy theo và mãi mãi bám níu. Chúng ta không bao giờ thấy sự thật, không bao giờ nhận thức rằng chỉ có trạng thái biến đổi liên tục nối tiếp. Nếu thấu rõ như vậy, ta không cần phải suy tư nhiều, nhưng có nhiều trí tuệ. Nếu không thấu hiểu, ta phải suy tư nhiều hơn là có trí tuệ — và chưa chừng không có trí tuệ gì hết. Chỉ đến chừng nào thật sự nhận thức hậu quả tai hại của hành động mình, chúng ta mới có thể buông bỏ. Cùng thế ấy, chỉ đến chừng nào nhận thức lợi ích thiết thực của pháp hành, chúng ta mới có thể thực hành, và bắt đầu gia công làm cho tâm trở nên “tốt”.
If we cut a log of wood and throw it into the river, and that log doesn’t sink or rot, or run aground on either of the banks of the river, that log will definitely reach the sea. Our practice is comparable to this. If you practice according to the path laid down by the Buddha, following it straightly, you will transcend two things. What two things? Just those two extremes that the Buddha said were not the path of a true meditator — indulgence in pleasure and indulgence in pain. These are the two banks of the river. One of the banks of that river is hate, the other is love. Or you can say that one bank is happiness, the other unhappiness. The “log” is this mind. As it “flows down the river” it will experience happiness and unhappiness. If the mind doesn’t cling to that happiness or unhappiness it will reach the “ocean” of Nibbàna. You should see that there is nothing other than happiness and unhappiness arising and disappearing. If you don’t “run aground” on these things then you are on the path of a true meditator.
Nếu ta cưa một khúc gỗ và bỏ xuống sông, và nếu khúc gỗ không chìm xuống đáy, hoặc không hư thúi, hoặc bị trôi tấp vào bờ, thì chắc chắn nó sẽ trôi luôn ra biển cả. Pháp hành của chúng ta cũng giống vậy. Nếu quý vị hành đúng theo con đường mà Đức Phật chỉ vạch, theo đúng con đường quý vị sẽ vuợt khỏi hai điều. Hai điều gì? Đó là hai cực đoan mà Đức Phật dạy là không phải con đường của người hành thiền chân chánh — Dể duôi, buông lung trong Dục Lạc và buông lung trong Đau Khổ. Đó là hai bờ của con sông. Bờ bên nầy là sân hận, bờ bên kia là tình thương. Hoặc nữa, quý vị có thể nói một bờ là hạnh phúc và bờ bên kia là đau khổ. Khúc gỗ là cái tâm nầy. Trong khi “chảy trôi theo dòng nước của con sông”, nó sẽ chứng nghiệm hạnh phúc và đau khổ. Nếu tâm không vướng mắc hay bám níu vào hạnh phúc và đau khổ, nó sẽ trôi chảy đến tận “biển cả”. Quý vị phải thấy rằng không có gì khác hơn là hạnh phúc và đau khổ phát sanh và tan biến. Nếu không “trôi tấp” vào trong đó ắt quý vị đã ở trên con đường của người hành thiền chân chánh.
This is the teaching of the Buddha. Happiness, unhappiness, love and hate are simply established in Nature according to the constant law of nature. The wise person doesn’t follow or encourage them, he doesn’t cling to them. This is the mind which lets go of indulgence in pleasure and indulgence in pain. It is the right practice. Just as that log of wood will eventually flow to the sea, so will the mind which doesn’t attach to these two extremes inevitably attain peace.
Đó là Giáo Huấn của Đức Phật. Hạnh phúc và đau khổ, tình thương và sân hận, chỉ được thiết lập trong Thiên Nhiên, thuận chiều theo Định Luật của Thiên Nhiên, vốn bất di bất dịch. Người có trí tuệ không đi theo nó, không khuyến khích hay khơi động nó, người ấy không vướng mắc hay bám níu vào nó. Đó là cái tâm buông bỏ cả hai cực đoan, Lợi Dưỡng trong Dục Lạc và Lợi Dưỡng trong Đau Khổ. Đó là pháp hành chân chánh. Cũng chỉ như khúc gỗ suông sẻ chảy trôi thẳng đường ra tận biển cả, cùng thế ấy tâm mà không dính mắc trong hai cực đoan chắn chắn sẽ đạt đến An Lạc.
Kết luận
…Do you know where it will end? Or will you just keep on learning like this…? Or is there an end to it…? That’s okay but it’s the external study, not the internal study. For the internal study you have to study these eyes, these ears, this nose, this tongue, this body and this mind. This is the real study. The study of books is just the external study, it’s really hard to get it finished.
… Quý vị có biết đến đâu nó sẽ chấm dứt không? Hay là quý vị chỉ tiếp tục mãi mãi học như vậy? … Hoặc nữa, nó phải chấm dứt ở một điểm nào chăng? … Cũng được, nhưng đó là khảo sát bề ngoài. Không phải nghiên cứu bên trong, Muốn khảo sát, học hỏi bên trong quý vị phải tìm hiểu mắt nầy, tai nầy, mũi nầy, lưỡi nầy, thân nầy, và tâm nầy. Đó mới thật sự là môn học. Học trong sách chỉ là học bề ngoài, thật sự khó mà đi đến tận cùng, khó hoàn tất viên mãn.
When the eye sees form what sort of things happens? When ear, nose, and tongue experience sounds, smells and tastes, what takes place? When the body and mind come into contact with touches and mental states, what reactions take place? Are there still greed, aversion and delusion there? Do we get lost in forms, sounds, smells, tastes, textures and moods? This is the internal study. It has a point of completion.
Khi mắt thấy hình thể, hiện tượng gì xảy ra? Khi tai nghe âm thanh, mũi hửi mùi, lưỡi nếm vị, điều gì phát sanh? Khi thân tiếp chạm với đối tượng của nó và khi tâm giao tiếp với pháp thì có phản ứng gì? Vẫn còn tham, sân, si nữa chăng? Ta có bị lạc lối trong hình thể, âm thanh, mùi, vị, vật thể và những cảm xúc buồn vui chăng? Đó là học bên trong. Môn học nầy thì có điểm chấm dứt.
If we study but don’t practice, we won’t get any results. It’s like a person who raises cows. In the morning he takes the cow out to eat grass, in the evening he brings it back to its pen — but he never drinks the cow’s milk. Study is alright, but don’t let it be like this. You should raise the cow and drink its milk too. You must study and practice as well to get the best results.
Nếu học mà không hành ắt sẽ không gặt hái thành quả gì. Cũng như người chăn bò. Sáng sớm dắt bò ra đồng ăn cỏ, rồi chiều lùa trở về chuồng — nhưng người ấy không bao giờ uống sữa bò. Học thì tốt, nhưng chớ nên để pháp học của mình giống như vậy. Quý vị phải chăn bò và cũng uống sữa bò nữa. Phải học, và cũng phải hành để gặt hái thành quả tốt đẹp.
Here, I’ll explain it further. It’s like a person who raises chickens, but he doesn’t get the eggs. All he gets is the chicken dung! This is what I tell people who raise chickens back home! Watch out you don’t become like that! This means we study the scriptures but we don’t know how to let go of defilements, we don’t know how to “push” greed, aversion and delusion from our mind. Study without practice, without this “giving up,” brings no results. This is why I compare it to someone who raises chickens but doesn’t collect the eggs, he just collects the dung. It’s the same thing.
Đây, để Sư giảng rộng thêm. Cũng như người kia nuôi gà mà không bao giờ lấy trứng, chỉ hốt phẩn gà. Đó là điều mà Sư thường nói với những người nuôi gà ở quê nhà. Hãy thận trọng coi chừng! Chớ nên để mình lọt vào trường hợp tương tợ. Điều nầy có nghĩa là học kinh điển nhưng không biết phải làm thế nào để loại trừ ô nhiễm, không biết làm sao “đẩy lui” tham ái, sân hận, và si mê ra khỏi tâm. Học mà không hành, không có “dứt bỏ”, sẽ không đem lại hậu quả tốt đẹp nào. Vì lẽ ấy Sư ví họ như người nuôi gà mà không lấy trứng, chỉ hốt phẩn. Giống như vậy.
Because of this, the Buddha wanted us to study thes criptures, and then to give up evil actions through body, speech and mind; to develop goodness in our deeds, speech and thoughts. The real worth of mankind will come to fruition through our deeds, speech and thoughts. But if we only talk well, without acting accordingly, it’s not yet complete. Or if we do good deeds but the mind is still not good, this is still not complete. The Buddha taught to develop fine deeds, fine speech and fine thoughts. This is the treasure of mankind. The study and the practice must both be good.
Vì lẽ ấy Đức Phật muốn ta học kinh điển rồi từ bỏ những hành động bất thiện bằng thân, khẩu, ý và phát triển thiện nghiệp qua hành động, lời nói, và tư tưởng. Giá trị thật sự của nhân loại sẽ trở thành tròn đủ xuyên qua thân, khẩu, ý. Nhưng nếu chúng ta chỉ nói giỏi mà không hành động đúng theo lời nói thì ắt không viên mãn, chưa đủ. Hoặc nữa, nếu ta có những hành động tốt mà tâm vẫn không tốt thì cũng chưa hoàn tất viên mãn. Đức Phật dạy nên phát triển thiện pháp trong cả ba nghiệp: thân, khẩu, ý. Đó là kho tàng quý báu của nhân loại.
The Eightfold Path of the Buddha, the path of practice, has eight factors. These eight factors are nothing other than this very body: two eyes, two ears, two nostrils, one tongue and one body. This is the path. And the mind is the one who follows the path. Therefore, both the study and the practice exist in our body, speech and mind.
Bát Chánh Đạo của Đức Phật, Con Đường của pháp hành, có tám chi. Tám chi không phải là gì khác hơn chính bản thân nầy! Hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, một lưỡi, và một thân. Đó là Con Đường. Và tâm là người noi theo Con Đường. Do vậy, cả hai, pháp học và pháp hành, nằm trong thân, khẩu, ý của chúng ta.
Have you ever seen scriptures which teach about anything other than the body, the speech and the mind? The scriptures only teach about this; nothing else. Defilements are born here. If you know them, they die right here. So, you should understand that the practice and the study both exist right here. If we study just this much, we can know everything. It’s like our speech: to speak one word of Truth is better than a lifetime of wrong speech. Do you understand? One who studies and doesn’t practice is like a ladle of soup pot. It’s in the pot every day but it doesn’t know the flavor of the soup. If you don’t practice, even if you study till the day you die, you won’t know the taste of Freedom!
Quý vị có thấy kinh điển dạy điều gì ngoài thân, khẩu, ý chăng? Kinh điển chỉ dạy bấy nhiêu, không có gì khác. Ô nhiễm được sanh ra ngay tại đây. Nếu quý vị thấu rõ, nó cũng sẽ chấm dứt ngay tại đây. Vậy, phải thông hiểu rằng cả pháp học lẫn pháp hành đều nằm tại nơi đây. Nếu chỉ học được chừng đó thôi quý vị có thể hiểu biết tất cả. Cũng như lời nói của ta: chỉ nói một lời đúng Chân Lý còn hơn suốt cả đời nói sai. Quý vị hiểu chưa? Người có học mà không hành cũng dường như cái muỗng nằm trong nồi canh. Cả ngày trầm mình trong canh, nhưng không biết mùi vị của canh. Nếu không thực hành thì dầu có học cho đến chết đi nữa quý vị cũng sẽ không thông hiểu Hương vị của Giải thoát