… Knowing the Dhamma” means knowing the truth. Where does the Dhamma lie? Not far off at all. Where are rupa-dhammas (physical phenomena)? Are there any physical phenomena within us? Are any nama-dhammas (mental phenomena) within us?
… Biết Pháp” có nghĩa là biết sự thật. Pháp nằm ở đâu? Không xa chút nào. Sắc Pháp ở đâu? Có sắc pháp bên trong ta không? Có danh pháp (tâm pháp) bên trong ta không?
They’re both within us, but we don’t know how to read them, to decipher them, because we haven’t yet studied them. Or even when we have tried to study them, we still can’t decipher them in line with the standards set by the Buddha.
Cả hai đều ở bên trong ta, nhưng ta không biết làm thế nào để hiểu chúng, để giải mã chúng, vì ta chưa học kinh điển. Hoặc ngay cả khi chúng ta đã cố gắng nghiên cứu, ta cũng vẫn không thể hiểu chúng đúng với các tiêu chuẩn do Đức Phật đề ra.
So, let’s try to decipher our body, our actions in thought, word, and deed. Our actions don’t lie anywhere else. They show themselves in the activity of the body. So, we use the body in line with the Dhamma, abstaining from the activities that defile it: killing, stealing, engaging in illicit sex.
Vì vậy, hãy cố gắng thấu hiểu thân, ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta. Hành động của chúng ta không nằm ở đâu cả. Chúng chính là các hoạt động của thân. Vì thế hãy sử dụng thân theo đúng Pháp, kiềm chế nó khỏi các hoạt động làm ô uế nó như: sát hại, trộm cướp, tà dâm.
When we abstain from these things, we’ve begun practicing the Dhamma. We abstain from telling lies, from divisive speech, from abusive speech, from idle chatter. When we’re mindful to show restraint in what we say, we won’t encounter any dangers coming from our speech. There are no dangers when we practice in line with the Buddha’s way.
Khi ta có thể tránh khỏi những thứ này, là ta bắt đầu thực hành Pháp. Chúng ta tránh nói dối, nói lời chia rẽ, lời thô tục, nói chuyện phiếm. Khi chúng ta chánh niệm để kiềm chế trong lời nói, ta sẽ không gặp phải bất kỳ mối nguy hiểm nào đến từ lời nói của mình. Chúng ta sẽ không gặp phải sự nguy hiểm nào khi thực hành đúng theo lời Đức Phật dạy.
As for the mind, we cleanse it by meditating. We use mindfulness to look after the heart, to make sure it doesn’t get involved in anything defiling or unclean. We keep it cheerful, blooming and bright in its meditation, in investigating the Dhamma, knowing the Dhamma, seeing the Dhamma, until it settles down in the stillness that we’ve developed and kept composed. We keep it blooming and bright.
Đối với tâm, ta thanh lọc chúng bằng cách hành thiền. Ta dùng chánh niệm để gìn giữ tâm, để đảm bảo rằng nó không vướng vào bất cứ điều gì ô uế hoặc phiền não. Chúng ta giữ cho tâm thư thái, cởi mở, trong sáng khi hành thiền, khi quán sát Pháp, biết và thấy giáo Pháp, cho đến khi nó lắng đọng trong sự tĩnh lặng mà chúng ta đã phát triển và duy trì được. Chúng ta giữ cho tâm tươi sáng, rộng mở.
Wherever you go, this is how you should practice. Make your composure continuous. The mind will then gain strength, so that it can let go of its external preoccupations and stay focused exclusively within: at peace and at ease, bright and clear, staying right here.
Dầu bạn có đi đến nơi nào, đây là cách bạn nên thực hành. Luôn duy trì sự an tĩnh. Rồi tâm bạn sẽ có sức mạnh, để có thể buông bỏ các mối quan tâm ở bên ngoài và chỉ chú tâm vào bên trong: an bình và tự tại, trong sáng và rõ ràng, ở ngay tại đây.
Then when you want to gain discernment, you can investigate. Focus mindfulness on keeping the body in mind, and then investigate it. This is called dhamma-vicaya, investigating phenomena. You investigate the physical phenomena in the body to see them in line with the four noble truths. You look at the arising of physical phenomena right here. You look at the aging, the illness, the death of phenomena right here within you. If you really look for it, you’ll see that the body is full of death.
Sau đó, khi bạn muốn có trí tuệ, bạn có thể thực hành quán chiếu. Tập trung chánh niệm để giữ thân trong tâm, rồi quán thân. Đó được gọi là trạch pháp[1] (dhamma-vicaya), quán sự kiện. Bạn quán các sự kiện vật lý trong thân để nhìn chúng theo tứ diệu đế. Bạn nhìn vào sự phát khởi của các hiện tượng vật lý ngay tại đây. Bạn quán sự già, bệnh, chết của các hiện tượng ngay tại đây, bên trong bạn. Nếu thực sự theo dõi nó, bạn sẽ thấy thân toàn đầy sự chết.
How do we see death when the body is still breathing and able to walk around? We can see it if our discernment is subtle and precise. The Buddha saw death with every in-and-out breath, so why can’t we? He once asked Ven. Ananda how often he paid attention to death in the course of a day, and Ananda answered, “One hundred times.” The Buddha’s response was: “You’re still too complacent. You should pay attention to death with every in-and-out breath.”
Làm sao ta có thể thấy cái chết khi thân vẫn còn thở, vẫn còn đi đứng? Chúng ta có thể thấy điều đó nếu cái biết của ta tinh tế và chính xác. Đức Phật đã thấy cái chết trong từng hơi thở vào ra, tại sao ta không thể? Có lần Đức Phật hỏi ngài Ananda nghĩ đến đến cái chết bao nhiêu lần trong một ngày, và ngài Ananda trả lời, “100 lần.” Đức Phật đối lại: “Như thế ông vẫn còn quá tự mãn. Ông phải chú ý đến cái chết trong từng hơi thở vào, ra”.
What kind of death can you look at with every in-and-out breath? Whatever fades away, ends, and disappears: that’s death. As for the death of the whole body, that comes closer every day, closer with each in-and-out breath. This runs down, that wears out. We have to keep creating things to replace what gets worn out. And whatever we create keeps wearing out, too. So, we should keep track of the wearing out — what’s called vaya-dhamma, degeneration.
Cái chết nào, ta có thể nhìn với từng hơi thở vào, ra? Bất cứ thứ gì phai mờ, chấm dứt, và biến mất: đó là chết. Còn cái chết của thân, mỗi ngày đến một gần hơn với chúng ta, gần hơn với từng hơi thở vào, ra. Sự tàn lụy, sự hư hoại. Chúng ta phải luôn tạo ra cái mới để thay cho cái cũ. Rồi cái ta vừa tạo ra cũng sẽ hư hoại. Vì thế ta cần nhớ đến những sự hư hao – đó được gọi là vô thường, sự hư hoại.
The Buddha saw this with every moment. This is the sort of seeing that allows us to see the noble truth that birth is stressful, aging is stressful. There’s no ease in aging. Look so that you see this clearly. Pain and illness are stressful, death is stressful, all the affairs that come with birth create hardships, turmoil, and stress.
Đức Phật nhìn thấy được điều đó trong từng giây phút. Cái nhìn đó giúp ta nhận ra thánh đế rằng sinh là khổ, già là khổ. Không có gì dễ dàng với tuổi già. Hãy quán sát để thấy điều đó thật rõ ràng. Sự đau đớn, bệnh hoạn cũng là khổ, chết là khổ, tất cả mọi thứ khi có (sinh) đều tạo ra căng thẳng, bấn loạn, gian truân.
When you investigate in line with the Buddha’s Dhamma, you’ll see the truth for yourself in every way just as the Buddha did. For it’s all right here. You’ll gain discernment and intelligence, no longer deluded into grasping hold of suffering and making it yourself, no longer grasping hold of inconstant things and making them yourself. Whatever’s inconstant, leave it as inconstant and don’t make it you. Whatever’s stressful, leave it as stressful and don’t make it you. There’s no you in any of those things. When you aim your investigation in the direction of seeing this clearly, the mind will let go and attain peace, inner solitude, free from clinging.
Khi quán chiếu đúng theo Pháp Phật, ta sẽ tự thấy sự thật đó trong mọi hiện tượng giống như Đức Phật đã thấy. Vì tất cả đều ở ngay tại đây. Ta sẽ đạt được trí tuệ, minh mẩn, không còn ảo tưởng bám chấp vào khổ đau và biến chúng thành tự ngã, không còn bám chấp vào những thứ không thường hằng và coi chúng là tự ngã. Bất cứ thứ gì thuộc vô thường, hãy để nó vô thường, đừng biến nó thành của ta. Bất cứ thứ gì khổ não, hãy để nó như thế, đừng biến nó thành của ta. Không có cái ta nào trong những thứ ấy. Khi ta chủ tâm quán sát để nhìn sự vật rõ ràng, tâm sẽ buông xả, đạt được an bình, tự tại, giải thoát khỏi mọi bám víu.
It’s as when we carry something heavy on our shoulder. We know it’s heavy because it’s weighing on our shoulder. But when we put it down, it’s no longer heavies on us.
Khi ta mang vật gì đó nặng nề trên vai. Ta biết nó nặng vì trọng lượng của nó đè trên vai ta. Nhưng khi đặt nó xuống, vai ta không còn bị đè nặng.
In the same way, when we see that birth is stressful, aging is stressful, illness is stressful, death is stressful, then we should examine those things as they arise to see that they’re not us. Then we’ll be able to let them go. We should look after our mind to make sure that it doesn’t give rise to the assumption that any of those things are us or ours, or that they lie within us. Those things are just objects, elements, and we leave them at that. Stress then has no owner on the receiving end. It’s just like when you put down a burden: there’s nothing heavy about it at all.
Tương tự, khi chúng ta thấy rằng sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thì ta nên xem xét những điều đó khi chúng phát sinh để thấy rằng chúng không phải là ta. Rồi thì ta có thể buông chúng. Ta cần theo dõi tâm để đảm bảo rằng nó không lầm tưởng những thứ đó là ta hoặc của ta, hoặc nằm bên trong ta. Chúng chỉ là vật chất, yếu tố cấu thành, và ta để yên chúng như thế. Do đó khổ không có người nhận. Giống như khi ta để gánh nặng xuống: không còn gì nặng nề nữa cả.
So, stress is nothing more than things coming together to make contact. Suppose that we have a big hunk of limestone. When we lift it up, it’s heavy. But if we burn it in a fire, pound it into dust, and the wind blows it away, then where’s the heaviness? It’s nowhere at all. Before, when the limestone was still in the ground, they had to use explosives to get it out. It was so heavy that they needed cranes to lift it up. But now that it’s pulverized, the heaviness is gone.
Vì vậy, khổ không là gì hơn các thứ đến với nhau để cấu thành. Giả sử ta có một khối lớn đá vôi. Khi nhấc lên, nó nặng. Nhưng nếu ta đốt nó cháy, dằm nó thành bụi, rồi để gió thổi đi, thì cái nặng đi đâu? Nó chẳng đi đâu cả. Trước kia, khi đá vôi vẫn còn trên mặt đất, người ta phải sử dụng chất nổ để lấy nó ra, phải dùng cần cẩu để nâng nó lên. Nhưng bây giờ nó đã trở thành tro bụi, sức nặng đã biến mất.
It’s the same with suffering and stress. If we investigate them down to the details, so that we can see them clearly for what they truly are, there’s no self there at all. We get down to the basic elements of experience, and we see that they’re not our self in the least little bit. If we look at the hair of the head, it’s not self. Fingernails and toenails are not self. Look at every part of the body in detail. Or look at its elementary properties. Exactly where are you in any of those things? There’s no you in there at all.
Với khổ đau, phiền não cũng thế. Nếu ta quán sát chúng tường tận, chi li, để có thể nhìn thấy chúng rõ ràng như chúng thực là, thì không có ai ở đó cả. Khi ta quán sát đến từng yếu tố cơ bản của các trải nghiệm, ta thấy rằng chúng không có gì thuộc về ta. Tóc trên đầu, không phải là ta. Móng tay, móng chân không phải là ta. Xem xét tất cả các thành phần của thân một cách chi tiết. Hoặc nhìn vào các tính chất cơ bản của nó. Chính xác là bạn ở đâu trong đám hỗ lốn đó? Không có ai trong đó cả.
The same is true when you look at feelings. There’s no you in there at all. There’s simply contact, the contact of objects against the senses, that’s all.
Cũng thế, khi ta quán sát cảm xúc. Không có ai trong đó cả. Đơn giản chỉ là sự tiếp xúc giữa các đối tượng và các giác quan, tất cả chỉ có thế.
If you let go so the mind can come to rest, none of these things will touch it in a way that weighs on it. Only deluded people grab hold of these things, which is why they feel weighed down. If we let them go, we don’t feel weighed down at all.
Nếu bạn biết buông để tâm trí có thể nghỉ ngơi, không gì có thể khiến tâm cảm thấy nặng nề. Chỉ có những kẻ hoang tưởng mới bám chấp những điều này. Đó là lý do tại sao họ cảm thấy bị đè nén. Nếu ta buông được chúng, ta sẽ không cảm thấy bị đè nặng chút nào.
When we let go of the aggregates (khandhas), they’re not stressful. But we don’t know how to let them go because of birth. Like the mental state you’ve given rise to here: you’ve created it so that it will take birth. Once you’ve given rise to it, then — unless you’re given a good reason — there’s no way you’ll be willing to let it go. It’s the same as when someone suddenly comes to chase us out of our home. Who would be willing to go? We’d go only if we were offered a better place to stay — a safer, more comfortable place to stay. If we were offered such a place, who would be willing to stay? If we had a better place to go, we could abandon our old home with no problem.
Khi ta buông được các uẩn (khandhas), chúng sẽ không khiến ta khổ nữa. Nhưng ta không biết làm thế nào để buông do sự có mặt (sinh). Giống như trạng thái tinh thần bạn vừa phát khởi ở đây: bạn đã tạo ra nó để nó có mặt. Một khi bạn đã để nó phát khởi, sau đó -trừ khi bạn có được lý do chính đáng- không có cách nào để bạn sẵn sàng buông nó đi. Giống như khi có ai đó đột nhiên đến đuổi ta ra khỏi nhà của mình. Có ai muốn đi không? Ta chỉ đi khi được cung cấp một nơi tốt hơn để ở -một nơi an toàn hơn, thoải mái hơn để ở. Nếu có một nơi ở tốt đẹp hơn, ta sẽ không khó khăn gì mà không rời bỏ ngôi nhà xưa cũ của mình.
In the same way, if we’re going to let go of the blatant aggregates, we need a better place to stay, a home for the mind: a state of concentration. Just like the Buddha and his noble disciples: when they let go of the blatant aggregates, they entered cessation, they entered jhana. When they fully let go of all aggregates, they entered nibbana.
Tương tự, nếu ta buông bỏ các chướng ngại tầm thường, ta cần một nơi tốt hơn cho tâm: một trạng thái định tĩnh. Giống như Đức Phật và các vị thánh đệ tử của ngài: khi họ buông bỏ các chướng ngại, họ bước vào chỗ dừng lại, họ bước vào Niết-bàn.
We, however, don’t yet have anything else to depend on, which is why we can’t let go. We first have to create a refuge for ourselves. At the very least, we should try to keep buddho, buddho, in mind. When we really reach buddho — when the mind is really a mind awake — then we can depend on it.
Còn chúng ta, không có gì để dựa vào, đó là lý do tại sao ta không thể buông bỏ. Trước tiên, chúng ta phải tạo cho mình một chỗ nương trú. Ít nhất, ta phải cố gắng giữ niệm buddho, buddho trong tâm. Khi ta thực sự đạt đến trạng thái buddho –khi tâm thực sự tỉnh thức- lúc đó ta mới có thể dựa vào nó.
At the moment, though, we haven’t reached the mind awake. We’ve reached nothing but the demons of defilement, and they keep haunting us. We’re embroiled with nothing but demons; we lie under their power. For instance, maccu-mara: the demon of death, whose followers — aging and illness — we fear so much. Kilesa-mara: delusions and defilements. These are all demons. Khandha-mara: our attachments to the five aggregates are all demons. Abhisankhara-mara: the thoughts we create, good or bad, are all demons if we fall for them — meritorious creations, demeritorious creations, imperturbable creations. These are the subtle demons, the demons that bedeviled the Buddha on the way to Awakening, dressing themselves up as this and that. If we’re going to let go of these things, we first need something better to hold onto. At the very least we need jhana, levels of mental stillness more refined than what we have at present.
Tuy nhiên, ngay lúc này, ta chưa đạt được tâm tỉnh thức. Ta chưa đạt được gì, ngoài bọn ma quỷ ô uế, và chúng luôn ám ảnh ta. Chúng khiến ta rối rắm; ta nằm dưới quyền năng của chúng. Ví dụ, maccu-mara: tử diệt ma, mà đệ tử của chúng –già và bệnh- là những thứ chúng ta rất sợ. Kilesa-mara: phiền não ma. Tất cả đều là ma quỷ. Khandha-mara (ngũ uẩn ma): những sự bám víu của chúng ta vào năm uẩn đều là ma quỷ. Abhisankhara-mara (pháp hành ma): những suy nghĩ chúng ta tạo ra, tốt hay xấu, tất cả đều là ma quỷ, nếu ta tin theo chúng- những sự tạo dựng tốt, xấu hay trung tính. Đây là các loại ma quỷ vi tế, tinh ranh, chúng đội lốt này, lốt nọ để cản trở, quấy rối Đức Phật trên đường đạt giác ngộ. Nếu muốn buông bỏ những thứ này, trước tiên chúng ta cần một cái gì đó tốt hơn để nắm giữ. Ít nhất chúng ta cần thiền định, các mức độ tĩnh tâm tinh tế hơn trạng thái tâm ta hiện có.
So we should all try to give rise to the refined levels of peace and ease I’ve mentioned here. When we get disenchanted with turmoil, we can enter a state of stillness. When we get disenchanted with defilement, we can cleanse the heart and make it bright with the Dhamma. We’ll have our home in the Dhamma, in concentration. The heart can then delight, with rapture and ease as its food. We’ll have no desire for coarse food. When we let go of the blatant aggregates, we enter the Brahma level of refined rapture and ease.
Vì thế, tất cả chúng ta nên cố gắng tăng tiến đến các mức độ tinh tế của bình an và tĩnh tại. Khi trở nên nhàm chán trạng thái hỗn loạn, ta có thể bước vào trạng thái yên tĩnh. Khi trở nên nhàm chán uế nhiễm, ta có thể thanh lọc tâm và làm cho nó tươi sáng với giáo Pháp. Ta sẽ có ngôi nhà trong giáo Pháp, trong định tĩnh. Lúc đó, tâm sẽ hoan hỷ, với khinh an và thoải mái là nguồn dinh dưỡng của nó.
Even the sensual devas don’t eat coarse food like ours. As for the Brahmas, they’re even clearer than that, more radiant within themselves. Their jhana is pure, and their concentration radiant. The food of this concentration is the rapture and ease they experience.
Chúng ta sẽ không còn thèm muốn thực phẩm bình thường. Khi buông được ngũ uẩn phiền não, ta bước vào tầng lớp của Phạm thiên, của khinh an và tự tại vi tế. Ngay các chư thiên dục giới (sensual deva) cũng không ăn thực phẩm thô như chúng ta. Đối với chư thiên Brahma, nội tâm họ còn trong sáng, rõ ràng hơn. Định (jhana) của họ thuần khiết, sự chú tâm của họ rốt ráo. Thực phẩm của định này là sự khinh an, tự tại mà họ đang trải nghiệm.
Even here on the human level, when we gain rapture from concentration, we feel full and happy. If we abandon the blatant aggregates, leaving just the mind in its attainment of concentration, imagine how much pleasure and ease there will be. We’ll no longer have to be involved in these heavy burdens of ours. We won’t have to worry about the five or the eight precepts because we’ll be in a pure state of jhana with no thought of getting stuck on anything defiling. The mind will be bright.
Ngay cả ở đây trong cõi người, khi chúng ta đạt được sự khinh an do định mang tới, ta cũng cảm thấy no đầy, hạnh phúc. Thử nghĩ, nếu chúng ta có thể buông bỏ các chướng ngại, chỉ còn lại cái tâm chứng đắc, ta sẽ hạnh phúc, hoan hỷ đến bực nào. Chúng ta không còn phải quan tâm đến các gánh nặng của mình. Chúng ta không còn phải lo lắng về ngũ giới hay tám giới vì chúng ta sẽ ở trong trạng thái của định mà không có tư tưởng bám chấp vào bất cứ uế nhiễm nào. Tâm ta sẽ sáng rực.
When you understand this, focus back on your heart. Examine it carefully. Be intent on practicing heedfully, and you’ll meet with prosperity and ease.
Khi bạn hiểu được điều này, hãy quay trở lại với tâm. Quán sát nó cẩn thận. Chú tâm thực hành đều đặn, thì bạn sẽ được thư thái và tiến bộ.