Thuở xưa có hai người đều làm nghề trồng mía, họ thi đua với nhau, đưa ra đề nghị: Ai trồng lên tốt thì được thưởng, còn ai trồng xấu thì phải phạt.
Bây giờ một trong hai người tự nghĩ rằng:
– Mía xưa nay vốn ngọt nếu ta dùng nước mía tưới thêm lên, thì mìa chắc chắn là ngọt lắm.
Người kia nghĩ như vậy xong, bèn dùng rất nhiều mía ép lấy nước, rồi đem nước ấy tưới lên mía mới trồng.
Kết quả chẳng những hao tốn, mà lại bao nhiêu mía mới trồng đều hư hoại hết.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một ít người không chịu noi theo đường chính để tu họcPhật pháp, trở lạitư tưởng khác thường, lập dị, cầu kỳ, đui tu mù luyện, mà cho đó là phương pháp giản dị, “Khắc kỳ thủ chứng”. Kết quả chẳng những không đạt đượcmục đích đã dự kỳ, mà còn lãng phítinh thần và thời gian nữa. chỉ luống nhọc vô công cũng như người dùng mía tưới mía không khác.
17. VÌ NHỎ MẤT LỚN
Thuở xưa có một người cho người khác mượn năm đồng, rất lâu mà khôngg trả lại, chàng bèn đi đến nhà đòi.
Đường đi trải qua một con sông rộng, chàng phải đi đò tốn ba đồng, đến nhà thời người kia đi vắng, khi trở về chàng lại phải tốn ba đồng nữa. Đi đò qua lại hết sáu đồng. Làm như thế chỉ luống nhọc công mà không đi đến đâu cả, số tổn thất bại nhiều hơn số tiền cho mượn.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Nếu vì tranh cầu chút lợi, không tiếc làm bại hoại thanh cao của mình. Kết quả thường khi không bù lại được sự tổn thất. Thậm chí, danh lợi đều mất không còn. Hiện tạimang tiếng xấu. Đờisau mắc quả báo chẳng lành. Hành động như thế thật là ngu si.
18. TRÊ LẦU MÀI DAO.
Thuở xưa có một người phục dịch cho vua rất khổ, trải qua một thời gian lâu, thân thể mỏi mệt vô cùng. Vua thấy thế thương hại bèn ban cho con lạc đà chết.
Sau khi chàng lảnh con lạc đà rồi, bèn đem về nhà lột da. Vì dao lụt cắt không đứt, chàng đi tìm một viên đá để mài dao, chàng tìm được một viên đá ở trên lầu. Chàng lên lầu mài dao xong, rồi xuống lầu lột da lạc đà. Cắt một lát dao lụt, chàng lại đi lên lầu mài lại, rồi trở xuống lầu lột da. Vi lên xuống nhiều lần, thân thể mỏi mệt. Chàng bèn nghĩ ra một phương pháp, đem con lạc đà để trên lầu cho tiện, một bên thì mài dao, một bên thì cắt. Chàng tự cho làm thế là rất thông minh. Thật ra ai cũng cười chê chàng người ngu xuẩn.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một người thường thường hủy phá giới cấm, rồi đem rất nhiều tiền của để tu phước bổ thí, mong đặng sanh thiên. Giống như người mài dao kia, cho dụng công rất nhiều mà chỗ đặng rất ít.
19. Ghi dấu trên thuyền để tìm đồ rơi xuống bể
Thuở xưa có một người vượt thuyền qua bể, sơ ý đánh rơi cái chén bạc trong nước sâu, tức khắc chàng ghi trên be thuyền làm dấu. Đoạn rồi chèo thuyền đi, trong tâm chàng tự nghĩ: Mình đã ghi kỹ chỗ cái chén bạc rơi trong nước, sau nầy có thể căn cứ nơi lần ghi ấy mà tìm.
Hai tháng sau, ngày nọ chàng đến nước Sư tử là một địa phương rất xa, thấy có một giòng sông, chàng sực nhớ dấu đã ghi trên thuyền, bèn lặn xuống nước tìm cái chén bạc.
Có người thấy thế hỏi rằng:
– Anh lặn vào trong nước để tìm cái gì?
Chàng trả lời:
– Tôi muốn tìm cái chén bạc đã đánh rơi.
Người kia lại hỏi:
– Chén của anh rơi chỗ nào?
Chàng trả lời:
– Tôi đánh rơi khi tôi mới vào biển cách đây hai tháng về trước.
Lúc ấy tôi có ghi, trên be thuyền làm dấu chắc chắn. Ngày nay tôi cứ xem chỗ ghi trên be thuyền mà xuống nước tìm chén.
Mọi người nghe xong, ha hả cưới lớn và nói rằng:
– Nước tuy giống mà địa phương xa cách ngàn trùng, làm sao mất một nơi rồi lặn một nơi khác tìm đặng?
** Chuyện nầy tỉ dụ: Ngoại đạo không tu chánh hạnh, ở trong pháp làng tương trợ nhau, luống tu theo lối khổ hạnhvô ích. Bọn họ đâu biết sai một ly mất ngàn dậm. Chúng tacần phảisáng suốty cứ theo nguyên tắc mà tu học cho đúng chánh pháp, đó là điều trọng yếu của chúng ta.
20. TRẢ THỊT
Ngày xưa có một ông vua nghe đồn có người bình phẩm mình là rất bạo ngược, không hiểu chánh trị là gì, vua tức lắm, tức khắc hạ lệnh bắt cho được con ngườiphạm thượng kia. Những mật thám điều tra không biết là ai cả. Sau khi nghe lời vị hầu cán, vua bắt một người dân lương thiện ra hạch tội, rồi lên án lóc một trăm lượng thịt sau xương sống của y.
Chẳng bao lâu có người biện hộ rằng: Người lương dân ấy không bao giờ dám chê bai, mạt sát nhà vua. Bây giờ vua quá hối hận, thấy rằng không nên kết tội oan cho người hiền, phải mau đền trả tổn thất lại. Vua bèn hạ lệnh dùng một ngàn lượng thịp đắp trả lại nơi xương sống của người hiền kia.
Người kia tuy đã được vua trả thịt, nhưng vẫn vô cùngđau đớn, khóc than rên rỉ suốt đêm. Vua nghe thế, không chịu suy xét cho kỹ, bèn đến họi rằng:
– Tại sao ngươi vẫn còn khóc lóc? Ta lấy của ngươi chỉ có một trăm lượng mà hiện nay ta trả lại một ngàn lượng không đủ sao?
Người lương dân không còn sức lựctrả lời lại, kẻ chung quanh thấy thế nói rằng:
– Trời ơi! Tâu đại Vương, giả sử có ai chặt đầu Đại Vương rồi sau đền lại cho Đại Vương một ngàn cái, vậy đầy Đại Vương có thể dính lại được không?
Vua nghe thế rồi lặng thinh không còn đường đáp lại.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Chúng ta làm việc chi cần phải có tâm kiên để cẩn thận; chớ không nên làm việc một cách quá hung bạo, lổ mãng. Khi lầm lở rồi, thì không sao bổ cứu lại được.
21. CẦU CON.
Thuở xưa có một người đàn bà đã sanh được đứa con, lại muốn có thêm một đứa bèn hỏi những người đàn bà khác rằng:
– Ai có phương pháp gì làm cho tôi sanh đứa con nữa không?
Bây giờ có bà lão trả lời:
– Ta có phương pháp giúp ngươi sanh con nữa, nhưng ngươi phải giết con lấy máu tế thiên thần, rồi ngươi mới được như ý.
Người đàn bà kia rất tin lời bà lão và định sẽ làm theo lời bà. May có người lối xóm hay được, cản ngăn và quở trách rằng:
– Chị sao dại dột thế? Hy vọng sanh thêm một đứa nữa, mà lại đem đứa con hiện có giết đi; thế là đứa kia chưa sanh mà đứa nầy đã chết, rốt cuộc không có đứa nào cả.
Hành động ấy đáng làm hay không, chị cần nên xét lại.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có đa số người mê tín, dị đoan, tin theo tả thuyết của ngoại đạo một cách mù quáng. Họ chủ trương rằng: Muốn tương lai được hạnh phúc, thì phải tu theo lối khổ hạnh như là: Nhẩy vào hầm lửa, nằm trên gai, đứng một chân v.v… Họ tu theo các phương phápsai lạc như thế, chỉ luống nhọc vô công, khổ thân tự hại, chẳng những không mong gì được phước báosanh thiên, mà lại rất tương phản với nguyên lý Phật Giáo.
22. BÁN TRẦM HƯƠNG.
Thuở xưa có người lặn lội ra biển tìm trầm hương, trải qua nhiều năm tháng mới được một xe đem về bầy ra chợ để bán. Vì giá cao nên bán không được, chàng rất băn khoản trong tâm khổ sở vô cùng.
Bây giờ thấy nhiều người gánh than ra chợ bán, vừa gánh ra là có người mua. Chàng tự nghỉ: “Ta đem trầm hương đốt thành than, đem bán chắc đắt lắm”. Thế rồi chàng đốt hết trầm hương thành than gánh ra chợ bán, quả nhiên bán chạy vô cùng. Nhưng giá tiền một xe trầm hương không giá tiền của nửa xe than củi.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Người tu hành mong cầu Phật quả không nên sợ khó mà thối tâm, hay cầu kỳ, lập dị, hoặc trở lại cầu quả tiểu thừa. Kết quả tự mất lợi lớn, cũng như người đốt trầm hương ra than để bán cho mau. Hành vi như vậy, thật đáng thương xótvô cùng.
23. TRỘM MỀN.
Thuở xưa có một kẻ trộm lấy của người nhà giàu một mớ hàng gấm đáng giá, rồi ra ngoài nhà vơ vét một cái mền rách và một ít quần áo củ. Sau khi trộm xong, y mới đem hàng gấm bao cái mền rách và mớ y phục củ gói thành một gói mang đi cung khắp. Sau mọi ngượi biết được đều che cười.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đã phát tâmchánh tíntu họcPhật pháp, không nên trở lạitham lamdanh lợi ở thế gian, phá giới luật thanh tịnh. Nên làm việc điên đảo như vậy, thì không khỏi tổn thươngđức hạnh của mình và làm trò cười cho kẻ bàng quan.
24. GIEO MÈ.
Thuở xưa có người ăn mè sống thấy không ngon bằng mè rang chín. Người kia tự nghĩ: “Mè rang chín ăn ngon như thế, ta nên đem gieo hột mè đã rang, sau có hột chắc chắn sẽ ngon lắm”. Y bèn rang mè rồi đem gieo, kết quả không mọc cây nào cả.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Hột giống đã rang, thi không làm sao sinh ra cây, kết trái được. Cũng như nhiều kiếp hành đạoBồ tátkhổ hạnhcần tu, mới mong trưởng thànhchủng tử Phật quả, mà muốn để tu mau chứng, lại tu theo hạnh tiểu thừa, chung kết không thể thành Phật quả. Phật thường quở hàng tiểu thừa là thứ “giống rang mần hư” chính là ý nghĩa đấy vậy.
25. Nước và lửa
Thuở xưa có người đang ở trong nhà làm việc, cần dùng cả nước lạnh và lửa, dùng cái chén sành đựng, lửa để trong phòng, lại dùng cái lọ thiếc dùng nước để trên chén lửa. Người kia tự nghĩ: “Ta đã dự bị lửa và nước xong rồi”; vài giờ sau người kia dùng đến lửa, thì lửa đã tắt; dùng đến nước thì nước đã nóng. Cả hai đều không dùng được.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một hạng người đã xuất gia cầu học Phật pháp, nhưng lại quyến luyếngia đình, say mê thú dục lạc, niệm niêm không rồi; do đó không thể thoát lybiển ái, mà lại vụt tắc lửa công đức của mình, mất nước trì giới nữa. Chung kết công đức tu hành và sự nghiệp ở thế gian, cả hai đều mất.
26. BẮT CHƯỚC VUA.
Ngày xưa có một người muốn tâm mình cũng sung sướngvui vẻ như vua, bèn hỏi người quen rằng:
– Ta làm cách nào được hạnh phúc như vua?
Người kia bày:
– Nếu anh muốn hoan lạc như ngài vậy, thì nên bắt chước điều bộ của ngài.
Chành cho điếu ấy là chí lý, bèn đi đến trước mặt nhà vua xem từng củ động, chăm chú bắt chước bộ điệu của vua. Bây giờ vua nháy mắt không ngớt, chàng cũng nhái giọng như in. Vua thấy thế rất lấy làm quái lạ, hỏi rằng:
– Mắt ngươi có lông cặm, hay bị bụi rớt vào?
Chàng trả lời:
– Không, mắt tôi không sao cả, chỉ vì tôi muốn hạnh phúc như ngài, nên cố bắt chước điệu bộ của ngài đây.
Vua nghe xong, nổi giậnlôi đình:
– Ngươi thật là người hỗn sược!
Rồi sai quân lính đem ra đánh một trận nên thân, đoạn đuổi ra khỏi nước.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một ít người được nghe Phật pháp muốn gần gũi học tu, nhưng không hiểu nguyên lý căn bản của Phật pháp. Đức Như Lai là bậc toàn trí, toàn năng vì muốn cứu độchúng sanh khỏi khổ, nên tìm đủ mọi phương tiện dắt dìu. Có lúc nói lý thuyết cạn cột để độ những hạng người trình độthấp kém, hoặc cũng mạng thân người cũng làm mọi việc, hoặc đem thân đến nợ trước như oan báo: “bị gươm vàng đâm và ăn lúa ngựa”.
Bọn họ lại chấp chặt, hoặc bắt chước theo, hoặc chê cười hủy báng. Chung kết ở trong Phật pháp hằng mất sự lợi ích và chứng ngộ, trở lại bị đọa lạc vào ba đường dữ chịu đủ mọi khổ hình.
27. TRỊ VẾT THƯƠNG.
Thuở xưa có một ông già bị vua đánh đập tàn nhẩn, bị thương sâu nặng vô cùng. Ông bèn dùng phân ngựa xoa vào đấy, vài hôm vết thương lành. Khi ấy có một người ngu thấy thế, lòng rất vui mừng, bèn hỏi:
– May quá! Ta vừa biết được một phương thuốc trị vết thương rất hay!
Y lập tức về nhà nói với con rằng:
– Ta có thuốc hay lắm, con bằng lòng để cha đánh sau lưng cho bị thương rồi đem thoa thử, chắc chắnhiệu nghiệmvô cùng.
Người con vâng lời cha dạy.
Y đánh sau lưng co cho bị thương rồi dùng phân ngựa thoa vào. Hành động như vậy mà tự xưng cho mình là rất thông minh, thật đánh làm trò cười cho hàng thức giả.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Như người chấp thuộc thành bịnh, chúng tatu họcPhật pháp không chịu dùng phương phápđối trị quen thói lầm mê, trở lại để cho phiền não, sân, si tự dophát khởi.
Như nghe nói “Bất tịnh quán” có thể bỏ thân phàm, thoát lysanh tử, bèn có ý lăng loàn, rồi quán “Bất tịnh”. Chung kết chẳng những “Quán Bất Tịnh” không thành mà trở lại bị sắc dục lầm hoặc, kết thêm nghiệp báo trôi lăn trong vòngsanh tử mãi không thôi!
Không khéo dùng thuốc, thì thuốc trở lại thành bịnh; không khéo tu pháp lành, thì càng tăng thêm nghiệp luỵ. Đó là điều quan trọng, chúng ta cần xem đây để tự răng mình.
28. XẺO MŨI.
Thuở xưa có một người sánh duyên với nàng con gái nhan sắcxinh đẹp, nhưng chỉ có cái mũi hơi khó coi.
Sau đó người kia gặp cô gái khác, chẳng những dung mạođẹp đẽ lạ lùng, mà cái mũi rất ngay thẳng, khả ái. Người kia tự nghĩ: “Ước gì ta có cái mũi đẹp của cô ấy để thay vào cái mũi của vợ ta, có phải vợ ta sẽ hoàn toànxinh đẹp không?”.
Thế rồi y cắt mũi cô gái đẹp, cầm chạy về nhà khoe với vợ rằng:
– Em ơi! Nay anh sung sướng được ban cho em cái mũi đẹp!
Y bèn cắt mũi vợ quăng đi, rồi chắp cái mũi kia lại. Rốt cuộc, không ráp được mà vợ y lại bị mất mũi càng thêm xấu xívô cùng. Y làm hại cả hai hàng con gái đẹp.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đời nghe biết các bậc Sa môn, Bà la mônkỳ cựu có đại oai đức, được mọi người cùng kính cúng dường, bèn nghĩ: Ta cùng các vị kia có khác gì nhau; rồi tự giả xưng vong nói mình có đức. Làm thế đã bất lợi, lại còn tổn thương phẩm hạnh của mình, cùng người xẻo mũi vợ kia không khác.
29. ĐỐT ÁO.
Thuở xưa có một người nghèo, làm thuê để dành tiền may được một cái áo ngắn bằng vải to. Khi y mặc ra đường, có người khác thấy hỏi rằng:
– Hình dung mặt mũi của anh xinh đẹp như vậy, chắc là con nhàu giàu sang, tại sao lại mặc áo vải? Tôi nay có biện pháp giúp anh có quần áo tốt, nhưng nha phải tin tôi, tôi không bao giờ đòi anh cả.
Người nghèo nghe xong rất vui mừng:
– Tôi nhứt định nghe theo lời anh.
Người kia bèn đốt lửa bên đường rồi bảo người nghèo:
– Anh hãy đem cái áo vải xấu bỏ vào lửa đốt đi, sau khi áo vải cháy rồi, anh nên đứng đợi một chút, tức khắc có quần áo đẹp cho anh.
Người nghèo y lời đem áo xấu bỏ vào lửa đốt. Đốt xong, đi qua đi lại đợi chờ mà vẫn không thấy áo quần đẹp hiện ra.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Y cứ lời Phật nói rằng: Thân người khó được, chúng ta đã được thân người, phải nên tấn tu đạo đức, vun bồi cội phúc về sau, y theochánh pháp đúng như lý tu hành. Nhưng ngoại đạo vọng lập tà thuyết để dối người; Thân nầy nên hủy hoại nhẩy vào hầm lửa, thì có thể sanh lên cỏi trời v.v…
Lời nóivô lý đây không thể tin được. Nếu làm theo như vậy, chẳng những đời nầy bị tổn hại mà lại, mê hoặc cho đời sau; cũng như người nghèo bị lừa dối không khác.
30. NUÔI DÊ.
Thuở xưa có một người nuôi dê, nuôi rất đúng phương pháp, nên mỗi ngày sanh sãn rất nhiều, từ ngàn con đến vạn con. Nhưng người kia rất hà tiện, không dám giết một con ăn thịt, hoặc là đãi khách. Người khác năn nỉ xin hoặc mua bớt, nói cách gì y cũng không chịu mất một con.
Bây giờ có người rất mánh lời gian dối, thường qua lại làm quen, dùng lời ngon ngọt kết bạn thân với y. Y tin là người chân thật. Một hôm người kia nói với y rằng:
– Tôi và anh đã thành bạn thânvới nhau, nên có điều chi tôi cũng muốn bàn với anh cả. Anh nay chưa vợ con, rất cô đơnhiu quạnh. Tôi được nghe xóm nhà ở hướng đông, có một cô gái rất đẹp, nếu anh cưới nàng làm vợ thì xứng đôi vừa lứa vô cùng. Tôi xin làm người giới thiệu thì chắc chắnthành công.
Người nuôi dê nghe thế mừng rỡ vô cùng, bèn giao cho người kia rất nhiều dê và một ít lễ vật làm đồ sính lễ đầu tiên.
Cách vài hôm sau, người kia trở lại bảo anh rằng:
– Cô ấy đã bằng lòng sánh duyên cùng anh, và may quá, vợ anh nay đã sanh được một đứa con rất ngộ nghỉnh, tôi lại báo tin mừng cho anh hay!
Người nuôi dê chưa bao giờ thấy mặt vị hôn thê, nhưng nghe nói vừa sanh một đứa con thì lòng mừng không thể tả! Vội vàngcấp cho người kia rất nhiều dê. Hai bên từ biệt.
Cách vài hôm sau nữa, người kia lại trở về nói rằng:
– Anh ơi! Thê thảmđau đớn quá, con anh đã chết rồi! Tôi đến đây thành thựcchia buồn cùng anh, để tỏ tình bạn hữu.
Người nuôi dê nghe xong, vật vã khóc lóc thảm thiết, buồn khổ mãi không nguôi.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Trong Phật giáo có những hạng người đa vạn, không mong tâm danh lợi, không ham mê sắc đẹp vị ngon, nhưng lại tham trướcdục lạcthế gian, trở lại bị nó làm mê hoặc, đành qảng tài bảo pháp lành công đức, lơ lảng sự tu hành. Kết quả, không những làm hư hỏng pháp lành, mà lại tiêu tan cả thân mạng, tài sãn, thật đáng tủi nhục đau lòng, chính mình chuốc lấy sự đau khổ cho chính mình một cách oan uổng.